Các
điều kiện người nộp đơn xin định cư Đức phải đáp ứng
– Có giấy phép cư
trú tại thời điểm đệ đơn, đồng thời bạn cũng phải cư trú hợp pháp
từ 8 năm trở lên.
– Đảm bảo đủ tài
chính để lo cho cả gia đình mình.
– Có nơi ở ổn định.
– Nếu đang đi làm,
phải hoàn thành việc đóng các loại bảo hiểm theo quy định.
– Trình độ tiếng
Đức đạt chứng chỉ B.
– Không phạm tội tại
Đức.
– Chấp hành luật
pháp của Đức.
– Từ bỏ quốc tịch
mình đang có.
Nếu bạn có vợ hoặc
chồng là công dân Đức thì chỉ cần bạn có tổng thời gian sinh sống
tại Đức tối thiểu 3 năm, trong đó phải có 2 năm chung sống khi đã có
hôn thú với nhau. Tất cả những điều kiện trên bạn đều phải chấp
hành nếu muốn trở thành công dân Đức.
Chính
sách định cư Đức
– Đoàn tụ gia đình.
– Đi học tại Đức
(các du học sinh).
– Đi trông trẻ tại
Đức
– Đi lao động tại
đây.
– Kết hôn/ đoàn tụ
với vợ hoặc chồng, con trong tương lai.
Bạn cũng cần lưu ý
đoàn tụ gia đình là trường hợp vợ hoặc chồng, cha/ mẹ hoặc con cái
tại 2 quốc gia khác nhau, trong đó phải có 1 người đang sống tại Đức.
Chẳng hạn như cha/ mẹ tại Đức muốn bảo lãnh con cái từ Việt Nam sang
đây.
Hồ
sơ xin visa định cư Đức diện đoàn tụ gia đình
– Đối với người xin
cấp thị thực:
+ Đầu tiên, bạn cần
vào trang web của Đại sứ quán để tải mẫu đơn xin cấp thị thực dài
hạn. Bạn phải điền thông tin vào tờ đơn bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Đức.
+ 2 ảnh mới chụp
chính diện, phông nền trắng.
+ Hộ chiếu còn thời
hạn.
+ Trình độ tiếng
Đức loại A1 .
+ Giấy tờ chứng minh
về quan hệ họ hàng đã được chứng nhận.
+ Nếu trẻ vị thành
niên muốn đi đoàn tụ cùng gia đình thì bạn cần phải nộp thêm giấy
cam kết có chứng thực chữ ký từ bên cha mẹ kia đã đồng ý cho trẻ
sang Đức.
+ Cung cấp giấy tờ
để chứng minh cho quyền nuôi con của mình, cụ thể là quyết định của
tòa án về quyền được nuôi con, giấy quyết định ly hôn, giấy chứng tử
hoặc các quyết định của tòa án tuyên bố bên cha mẹ kia đã mất tích.
+ Nộp sổ hộ khẩu
gia đình có thông tin về địa chỉ thường trú của trẻ.
– Về phía người bảo
lãnh tại Đức:
+ Xuất trình giấy
mời không cần phải theo mẫu, chẳng hạn như chúng ta sẽ viết rõ mục
địch là để đoàn tụ gia đình.
+ Bản sao hộ chiếu
đã được công chứng.
+ Bản sao quyết định
ly hôn.
+ Nếu người bảo
lãnh không phải quốc tịch Đức thì chúng ta cần phải làm hồ sơ chứng
minh khả năng tài chính nhằm đảm bảo đủ điều kiện để chăm lo cho
người được bảo lãnh khi họ sang đây. Cụ thể là bạn cần phải chứng
minh được mức thu nhập trong 3 tháng gần đây nhất của mình. Trường
hợp bạn mới hành nghề thì chúng ta phải xuất trình bản báo cáo
tài chính của năm trước. Đặc biệt, bạn cũng phải xuất trình giấy
chứng nhận về quyền sử dụng đất (nếu là nhà của bạn) hoặc hợp
đồng thuê nhà (nếu bạn thuê nhà). Nếu thiếu bất cứ giấy tờ nào như
vừa được nêu đều không được chấp nhận cho bạn bảo lãnh người thân
sang Đức.
+ Xuất trình giấy
chứng nhận đăng ký cư trú. Loại giấy này sẽ chứng minh bạn đang sinh
sống hợp pháp trên đất nước Đức, được quản lý bởi chính quyền địa
phương.
Ngoài những loại
giấy tờ nêu trên, bạn có thể được yêu cầu xuất trình thêm bất cứ
loại giấy tờ khác để đảm bảo thành công cho quá trình bạn bảo lãnh
người thân sang đây. Khi người thân sang Đức, bạn cần phải hướng dẫn
cho người thân làm các loại giấy tờ theo hướng dẫn của chính quyền
địa phương nhằm giúp cơ quan, chính quyền dễ quản lý, kiểm soát dân
cư trong khu vực.
EmoticonEmoticon