Những khó khăn phải đối mặt khi tìm việc định cư Mỹ là chủ đề mà ai
cũng quan tâm khi sắp đến hoặc đã ở Mỹ. Để mọi người có thông tin rõ ràng và thực
tế về những thách thức, khó khăn khi tìm cách mưu sinh, tồn tại định cư Mỹ,
chúng ta có thể kể cho nhau nghe câu chuyện của bản thân về những ngày tìm việc.
Ba yếu tố giúp giành
được một chỗ trong vòng đua khắc nghiệt này
Ở công ty trước đây có mấy anh chị người nước ngoài (Canada,
Ấn Độ, Hàn Quốc) vào làm fellow cũng rất giỏi, nhưng người thì không tim được
việc khi fellowship kết thúc, người thì tìm được 2, 3 việc nhưng công ty lại
không muốn bảo lãnh visa nên đều phải về nước. Ngẫm lại ba yếu tố để giúp mình
đi được xa đến ngày hôm nay:
-
Phải có năng lực
-
Phải có người ủng hộ và giúp mình (advocate)
-
Phải gặp sếp liều
Hai yếu tố đầu thì phải tự thân vận
động. Còn yếu tố thứ 3 thì phải nhờ vào người ủng hộ nhiệt tình thuyết phục được
nhà tuyển dụng và một tí may mắn. Năng lực thì hiển nhiên muốn tìm được việc
làm ai cũng phải có. Nhưng có năng lực tốt thôi chưa đủ, vì nhà tuyển dụng ở Mỹ
tìm kiếm ở nhân viên rất nhiều yếu tố (well-rounded) bao gồm cách ứng xử với đồng
nghiệp, khả năng giao tiếp linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc
trong môi trường nhiều sức ép nhưng vẫn đạt chỉ tiêu v.v và v.v.
Những khó khăn phải đối mặt khi tìm việc định cư Mỹ là chủ đề mà ai cũng quan tâm |
Muốn có người ủng hộ, năng lực là điều bắt buộc, và còn phải đối xử tốt và hòa đồng thì mọi người mới muốn giúp đỡ mình.May mắn ở đây là mình đã gặp một người sếp tương lai rất liều. Cô tin tưởng lời nói tốt từ sếp mình nên mới dám cho một nhân viên mới ký hợp đồng mà 2 tháng sau mới đi làm (vì mình còn phải hoàn thành fellowship), liều vì sau khi kí hợp đồng lại còn phải sponsor visa định cư Mỹ và chờ xem có được cấp hay không, trong khi có chục người khác cũng đủ điều kiện và muốn công việc này. Mùa năm 2015-2016, chính phủ Mỹ nhận được 233,000 đơn xin H1B cho 85,000 chỗ, mình run rẩy trong lo lắng suốt 2 tháng trời, công nhận cô liều hơn mình.
Mùa năm 2015-2016, chính phủ Mỹ nhận được 233,000 đơn xin H1B cho 85,000 chỗ |
Tìm được việc làm để định cư Mỹ luôn cần
nhiều thời gian và kiên trì
Dành nhiều thời gian và kiên trì
chưa chắc sẽ thành công. Nhưng thành công nào cũng cần phải có những yếu tố đó,
trừ khi bạn cực kì may mắn nhưng đời chả ai may mắn hoài. Từ tháng 1 đến tháng
3, ngày nào sau giờ làm mình cũng ngồi lại thêm vài tiếng chuẩn bị từng CV,
cover letter cho phù hợp với công việc để apply, hỏi thăm đủ bạn bè trong
network xem có cơ hội nào không. Sau khi nộp đơn hơn 30 nơi, phỏng vấn 4-5 chỗ,
mỗi lần đến đoạn đề cập đến visa, chưa nói dứt câu thì dường như nghe được bên
kia chuẩn bị Ok thôi chào em và không bao giờ nghe từ họ nữa.
Mình cũng đã tính đủ đường đi các
nước khác và làm ở đâu nếu định cư Mỹ không thành. Mỗi lần trò chuyện có người hỏi em
tìm việc được chưa, thôi cứ từ từ, còn nhiều thời gian thì trong đầu muốn hét
lên Không, em làm gì còn thời gian. Đồng hồ đếm ngược sắp hết ngày tháng rồi!
Còn nhớ như in ngày phỏng vấn 19/2/2015, mùng một Tết. Đến 2 tuần sau mới nhận
được offer đi làm, ngay deadline để luật sư chuẩn bị kịp hồ sơ nộp vào ngày
1/4. Nếu chỉ chậm một tí thôi thì cuộc đời mình có thể đã rẽ sang một hướng
khác.
Mình không muốn hù mọi người hay
làm ai nhụt chí theo đuổi ước mơ của mình. Quan trọng là phải biết được thực tế
như thế nào để chuẩn bị tinh thần, và trang bị cho bản thân những kĩ năng cần
thiết để cạnh tranh trong môi trường khốc liệt này. Các bạn định cu Mỹ không tìm được
việc thì dọn về nhà bố mẹ vài tháng, hay đi làm thêm chạy bàn này nọ. Còn người
nước ngoài nếu không tìm được việc thì phải gói ghém đồ đạc về nước gần như
ngay lập tức. Nếu đi học nhàn nhã tới đâu hay tới đó thì đến khi nước đến chân
không kịp nhảy.
Mình cũng đã tính đủ đường đi các nước khác và làm ở đâu nếu định cư Mỹ không thành |
Điều này cũng quan trọng trong việc
có cái nhìn thực tế và định hướng xem bạn đi học là để làm gì, ở đâu. Có nhiều
bạn muốn đi học rồi về Việt Nam làm, thế thì bạn đã tính chuyện tiền học sẽ trả
bằng gì, nếu mượn tiền đi học thì đi làm ở các nước khác bao giờ sẽ trả hết nợ?
Còn nếu muốn ở Mỹ, bạn đã tìm hiểu xem xác suất được học bổng cao hay thấp?
Ngành mình học trong tương lai có đủ việc làm không? Mình đã rèn luyện được kiến
thức, kĩ năng mềm, và các mối quan hệ sẽ dẫn dắt mình đến đích không?
Không ai chắc chắn 100% được điều
gì, và may mắn luôn là một ẩn số bất ngờ. Nhưng thành công suy cho cùng là cơ hội
gặp sự chuẩn bị kĩ càng. Là sinh viên nước ngoài, phải luôn lao động cật lực
không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu vì thời gian của chúng ta là có hạn. Mục
tiêu này đã giúp mình thức dậy lúc 3 giờ sáng vào thư viện học bài, thức đêm suốt
sáng trực kí túc xá, ngủ gật gà gật gù trên xe lửa đi làm ở bệnh viện 6 giờ
sáng chủ nhật, lội mưa lội tuyết đến trường.
Là sinh viên nước ngoài, phải luôn lao động cật lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu |
Lúc mới đi học nhiều người cũng
bàn ra, bảo ba mẹ đã suy nghĩ kĩ chưa mà cho con gái đi một mình lúc 15 tuổi,
có đủ tiền cho nó học đến khi ra trường không, nó có học nổi không hay đi về.
Mình quyết định con đường sẽ đi và chuẩn bị từ năm nhất đại học đến 6 năm sau,
hành trình tưởng như gần kết thúc thì lại mới bắt đầu một chặng mới. Mình phải
nói thật với các bạn là con đường rất chông gai chứ không có gì hào nhoáng như
các báo hay giật tít anh này chị kia được lương nghìn đô nhưng lại ít khi nào đề
cập đến xác suất bao nhiêu người được như thế hay họ đã phải vất vả và may mắn
thế nào. Nhưng không có gì là không thể. Một tinh thần thực tế, lòng kiên nhẫn
và quyết tâm và không rời mắt khỏi mục tiêu tìm việc làm để định cư Mỹ sẽ là hành trang đáng giá nhất.
Trong một series khác, mình sẽ
trao đổi thêm về kinh nghiệm tìm việc làm và khi nào nên đề cập đến vấn đề visa
trong quá trình nộp đơn cũng như phỏng vấn. Cảm ơn mọi người đã theo dõi. Nếu
có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook
Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề
được nhiều người quan tâm.
EmoticonEmoticon