Trong ngày Di Dân Thế Giới, Thủ Tướng Justin Trudeau của Canada đã đưa
lên trang facebook cá nhân của mình một clip phim ngắn 51 giây, chọn hành trình
người Việt tị nạn đến với quốc gia này như một minh chứng cho chính sách và tấm
lòng nhân ái cùng vòng tay rộng mở của Canada với người tị nạn và nhập cư Canada. Quả
thật, Canada là một trong những quốc gia phương Tây có tỉ lệ di dân cao nhất,
khi số dân sinh tại nước ngoài đã chiếm khoảng 20% dân số Canada, không kể các
công dân Canada có nguồn gốc từ các sắc dân thiểu số nói chung. Con người
Canada vốn nổi tiếng về sự tử tế cũng như tính hài hước của mình. Và bạn sẽ còn
phải trầm trồ hơn nữa khi xem những hình ảnh dưới đây để nhận thấy rằng có lẽ
không có người dân nước nào lại khiêm tốn và đáng yêu đến thế.
Vòng tay rộng mở người tị nạn định cư Canada
Là quốc gia có diện tích lớn hàng
thứ nhì, chỉ sau Nga, nhưng hiện nay với khoảng 36 triệu dân – thấp hơn cả tiểu
bang California với gần 40 triệu người – Canada quả là một quốc gia đất rộng
người… thưa, cần nhiều nhân lực để phát triển quốc gia. Có lẽ tính chất địa lý
và dân số là một trong những yếu tố quyết định để Canada có một chính sách định cư Canada thoáng đạt nhất trong các nước phương Tây, đưa dân số của mình từ khoảng 20
triệu dân từ những năm đầu thập niên 70 lên đến gần gấp đôi như hiện nay, phần
lớn mức tăng dân số này đến từ việc thu nhận người tị nạn và di dân. Ðặc biệt với
các quốc gia Á Châu, trong đó phải kể đến làn sóng người Việt tị nạn kể trên và
người Hồng Kông sau khi đảo quốc này bị trao trả lại cho Trung Quốc hồi 1997.
Có lẽ tính chất địa lý và dân số là một trong những yếu tố quyết định để Canada có một chính sách định cư Canada thoáng đạt nhất trong các nước phương Tây |
Người Việt đã từng quen thuộc với
Gia Nã Ðại, cách gọi Canada của những người lớn tuổi, khi những sinh viên Việt
Nam sang đây du học từ trước năm 75. Phần lớn các sinh viên du học tập trung tại
Montreal và Quebec, những thành phố nói tiếng Pháp và nơi có các đại học lớn của
Canada. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Canada, đợt người Việt tị nạn được nhận
vào Canada ngay sau 1975 là khoảng 5,600 người, hầu hết là giới trí thức, văn
nghệ sĩ và công chức cấp cao hay thuộc giới khá giả và có con cái, thân nhân
sinh sống tại các thành phố kể trên. Nên
Montreal và Quebec cho đến nay vẫn được xem là những thành phố tập trung người
Việt có trình độ học vấn và chuyên môn
cao. Tại Montreal, giới bác sĩ , nha dược sĩ
cùng các chuyên viên về tài chính, ngân hàng, kỹ thuật, chính phủ… được
xem là đông đảo hơn so với các thành phố lớn khác tập trung nhiều người Việt tị
nạn là thuyền nhân hay định cư sau này, như Toronto, Vancouver, Calgary,
Edmonton…
Các số liệu cho biết có khoảng 220,000 người gốc Việt hiện đang định cư Canada, ít hơn số người gốc Việt đang cư ngụ tại California. |
Có dịp sang làm việc từ hơn mười
năm trước và ghé ngang các thành phố lớn Canada sau này, ít nhiều cho tôi nhìn
sơ được đôi tính chất, sinh hoạt và công việc có phần khác biệt của người Việt
tại những thành phố này. Những ngày cuối
tuần rảnh rỗi hay muốn ăn thức ăn Việt, tôi thường bắt tàu điện ngầm xuống khu
Cote des Neiges, nơi từng tập trung đông đảo người Việt và hàng quán tại
Montreal. Dù vậy người Việt tại đây không có tính cách quần cư, gom tụ về những
khu biệt lập với nhau mà có xu hướng tách riêng khắp mọi khu vực để sống chung
cùng giới bản xứ trung lưu sau khi đời sống ổn định hay khá giả. Có khá nhiều
tiệm thuốc Tây do các dược sĩ gốc Việt làm chủ, nằm tản mác khắp thành phố.
Trái lại tại Toronto và Vancouver thì người Việt đến sau, có sự giới hạn về
ngôn ngữ và trình độ nên có xu hướng quần cư, sống tụ lại với nhau tại những
nơi có đông đúc người Việt hay gần với các phố Tàu và làm thương mại, nghề tự
do nhiều hơn. Có lẽ đặc tính này khá chung cho người Việt tị nạn nói chung tại
Mỹ, nhưng xem ra chúng khá rõ ràng hơn tại Canada. Các số liệu cho biết có khoảng
220,000 người gốc Việt hiện đang định cư Canada, ít hơn số người gốc Việt đang
cư ngụ tại California.
Con người Canada vốn nổi tiếng về sự tử tế
Nếu các thành phố tỉnh bang Quebec mang
nhiều hơi hướm cổ kính của Châu Âu thì dù không hoàn toàn, nhưng một Toronto
tân thời hơn thì ít nhiều giống New York
và Vancouver cũng không ít điểm tương tự như Seattle của Mỹ. Calgary và
Edmonton – nơi người Việt làm việc nhiều trong kỹ nghệ dầu lửa và hầm mỏ, thì
không có những nét rõ ràng và riêng biệt. Nhưng bù lại thì rặng núi Rocky
Mountain phía Canada đã mang lại cho tỉnh bang Alberta này một vẻ đẹp thiên
nhiên tuyệt hảo. Cách Calgary chỉ hơn một tiếng lái xe, từ Banff lên đến Jasper
là hành trình mà nếu có dịp, bạn hãy làm một chuyến trong đời để chiêm ngưỡng
tuyệt tác của thiên nhiên.
Năm nay Canada đón mừng quốc
khánh lần thứ 150 của mình, dưới sự dẫn dắt của chàng thủ tướng trẻ tuổi và lịch
lãm Justin Trudeau 45 tuổi. Tôi không theo dõi nhiều về những ý kiến ủng hộ hay
phản đối của người dân Canada trong việc điều hành quốc gia từ thủ tướng của họ,
nhưng theo dõi và đọc trên Facebook cá nhân của Trudeau, tôi dành nhiều thiện cảm
với anh. Tài hoa và phóng khoáng, Trudeau nhắm đến quyền lợi của người dân nhiều
tầng lớp, cổ súy những giá trị tích cực và đặc biệt là có vẻ dành nhiều thiện cảm
cho di dân, như clip phim về người Việt tị nạn mà tôi đã kể bên trên. Vấn đề di
dân mang tầm mức quốc gia khi chúng liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế,
an sinh xã hội và an ninh quốc gia, nên tôi chẳng lạm bàn. Nhưng là một di dân,
riêng tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta đã từng được cưu mang, đón nhận thì lẽ nào cứ
sợ kẻ đến sau sẽ trở thành gánh nặng hay dành mất phần của mình, thay vì dang
tay đón nhận và giúp đỡ họ. Nếu những người bản xứ đã từng nghĩ như vậy thì có
lẽ chẳng mấy người trong chúng ta đang được sống tại những xứ sở tự do này. Nên
đó là lý do tôi dành nhiều cảm tình cho Justin Trudeau và đất nước Canada hiền
hòa, nhân ái nói chung.
Câu chuyện cưu mang người tị nạn
cảm động nhất mà tôi có dịp được đọc khi định cư Canada là câu chuyện
về nàng công chúa Hà Lan thời chiến tranh. Ðó là những năm Ðệ Nhị Thế Chiến,
khi bàn chân Ðức Quốc Xã đã giẫm nát Châu Âu. Nàng công chúa Juliana của Hà Lan
dắt các con nhỏ chạy sang lánh nạn tại Ottawa – thủ phủ Canada, trong khi chồng
mình lo chuyện quốc sự tại quê nhà. Ðang mang thai nên công chúa Juliana sinh
con ngay tại Ottawa, là lần đầu tiên người của hoàng tộc Hà Lan khai sinh nở nhụy
bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Ðể giúp cho con gái của công chúa Juliana những
quyền thừa kế trong hoàng tộc, chính phủ Canada ra sắc lịnh tạm thời, công bố
phòng sinh tại bịnh viện Ottawa là lãnh thổ của Hà Lan, để cho cô bé được hạ
sinh ngay trên lãnh thổ của mình về mặt pháp lý. Chiến tranh kết thúc, về lại
nước và mang ơn những ân tình này, công chúa Juliana gởi tặng Canada 100,000
hoa uất kim hương, loại hoa đầy biểu tượng của Hà Lan. Tulip trở thành quen thuộc
với Canada kể từ đó, thế rồi tháng Năm hàng năm, lễ hội hoa tulip lớn nhất Bắc
Mỹ lại được tổ chức tại Ottawa, thu hút hàng trăm ngàn du khách đổ về thưởng
lãm một rừng hoa bạt ngàn đủ sắc màu. Có dịp bạn hãy đến thăm thành phố Ottawa
xinh đẹp này để dự những ngày hội hoa tulip một lần và tự mình đọc lấy câu chuyện này. Nghe bảo đến
cuối đời, công chúa Juliana hàng năm vẫn thường gởi tặng thêm tulip cho Canada.
Câu chuyện cưu mang người tị nạn cảm động nhất mà tôi có dịp được đọc khi định cư Canada là câu chuyện về nàng công chúa Hà Lan thời chiến tranh. |
Câu chuyện cổ tích thời đại cảm động
và đẹp nên còn đọng lại trong tôi mãi. Tôi vẫn thường kể lại mỗi khi có dịp,
xem như tự nhắc nhở về món nợ ân tình vẫn còn đang mang. Chưa làm được thì hãy
sống tử tế, lương thiện và như một công dân có trách nhiệm. Thỉnh thoảng tôi lại
được nghe bài hát “Bước Chân Việt Nam” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ,
mang đầy tâm tình tạ ơn những đất nước cưu mang mình. Cần lắm.
EmoticonEmoticon