Làm sinh viên sau đó định cư Canada 6 năm, cộng với 2
năm làm việc với những cô cậu mới tốt nghiệp cấp 3 trong vai trò trợ giảng và
hơn 1 năm dịch cho các buổi họp phụ huynh từ mẫu giáo đến cấp 2, mình có kha
khá trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp với nền giáo dục Canada, ở góc độ người
học, góc độ người dạy, và góc độ người kết nối. Dù biết mọi sự so sánh đều là
khập khiễng, nhưng mình vẫn sẽ chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe mà mình thấy
đáng phục. Những điều này dĩ nhiên KHÁC với nền giáo dục ở Việt Nam mà mình được
biết từ năm 3 tuổi đến năm 18 tuổi.
Khuyến khích học sinh tự làm
Người mẹ trẻ cười
ngượng nghịu “tại cháu nó ở nhà với em suốt, giờ mới đi học lần đầu” khi cô
giáo của cậu con trai bốn tuổi kể rằng cậu bé thường đứng dậy bỏ đi mỗi khi
chơi xong, thay vì tự dọn đồ chơi như các bạn. “Chắc hẳn là vì ở nhà cháu quen
có người làm giúp mình“, cô thở dài.
Mình là người
phiên dịch trong buổi họp giữa người mẹ Việt và cô giáo Canada. Không có gì
nghiêm trọng, cô giáo chỉ muốn thông báo cho người mẹ một số vấn đề nho nhỏ của
cậu bé mới đến lớp lần đầu. Nhưng có một đoạn đối đáp mà mình nhớ mãi.
Mình dịch lại đoạn
đó, và người mẹ có vẻ không hiểu. Tại sao cách giải quyết cho vấn đề ăn chậm của
con chị lại là cho cháu ăn sớm hơn các bạn. Cô giáo cũng không hiểu tại sao giải
pháp người mẹ đề xuất lại là cô xúc hộ cơm cho một đứa trẻ đã 4 tuổi. Đó là một
khoảng cách văn hóa (cultural gap) trong suy nghĩ về việc tự lập của trẻ, cũng
là một ví dụ rất tiêu biểu cho xu hướng khuyến khích học sinh tự làm của trường
học khi định cư Canada.
Cá nhân hóa chương trình học
Trong một buổi họp
phụ huynh khác mà mình dịch, nhà trường cố gắng thuyết phục cha mẹ của một cậu
bé lớp 1 cho phép em được theo học chương trình điều chỉnh riêng phù hợp với khả
năng và nhu cầu của mình, vì các bác sĩ tâm lý của trường đã quan sát, đánh giá
và cùng học với em, kết luận rằng em có chứng tự kỉ nhẹ. “Trong lớp của cháu có
20 học sinh, thì có đến 9 học sinh có những chương trình khác nhau, như vậy là
gần một nửa rồi.” – cô hiệu phó nói.
Cha mẹ cậu bé rất
lo lắng. Nếu bạn bè thằng nhỏ biết được xa lánh nó thì sao? Nếu người ta cho nó
vào khu riêng dành cho những đứa trẻ tâm thần thì sao? Những cái nhãn (label)
không chỉ là những khái niệm. Chúng sẽ dẫn đến hậu quả trong cuộc sống thật. Là
những người định cư Canada trong một xã hội xa lạ cả về ngôn ngữ và văn hóa, bố mẹ cậu
bé cảm thấy bất lực trước những hậu quả họ không lường được, họ muốn bảo vệ con
mình, và vì thế, khăng khăng từ chối việc cho nhà trường thực hiện chương trình
học riêng cho cậu.
Cho phép em được theo học chương trình điều chỉnh riêng phù hợp với khả năng và nhu cầu |
Điều làm mình
xúc động là đây không phải, tuyệt đối không phải, là trường hợp duy nhất mà nhà
trường tốn nhiều công sức và thời gian để hỗ trợ một cá nhân riêng lẻ. Thay vì
cố ép học sinh vào một cái khuôn, và bất kì em nào chòi ra khỏi cái khuôn đó,
thì nhà trường sẽ phủi tay, chúng tôi hết trách nhiệm, em bị đuổi học; ở đây,
mình thấy nhà trường cố hết sức để đáp ứng nhu cầu của từng em.
Không có sách giáo khoa trên toàn quốc
Canada không có
một bộ giáo dục hay một hệ thống sách giáo khoa trên toàn quốc. Mỗi tỉnh có một
cơ quan phụ trách giáo dục riêng. Mỗi quận lại có một hội đồng giáo dục quản lý
các trường học trong địa phận của mình. Mỗi trường có các hướng dẫn chung về những
nội dung cần dạy. Nhưng trách nhiệm cuối cùng là ở người giáo viên trực tiếp đứng
lớp. Họ tự lên giáo án và chọn sách để dạy học sinh.
Trên trang web của
chính phủ Canada, mục “Giáo dục ở Canada”, câu đầu tiên là “Cha mẹ chịu trách
nhiệm chính với việc giáo dục con em mình“. Có nghĩa là, nhà trường và nhà nước
chỉ đóng vai trò hỗ trợ cha mẹ. Không phải cứ gửi con đến trường, giao cho cô
giáo là xong. Cũng không thể chặc lưỡi “Để nó ra đời cho xã hội dạy”.
Cha mẹ chịu trách nhiệm chính với việc giáo dục con em mình |
Cha mẹ định cư Canada
tham gia rất sâu vào việc học hành của con cái, và họ được khuyến khích làm vậy.
Giáo dục ở đây được coi như một dịch vụ công mà nhà nước cung cấp, nhưng cha mẹ
và học sinh có quyền phản hồi, đóng góp, thay đổi chương trình học và cả người
dạy. Học sinh cuối học kì được phát phiếu đánh giá thầy cô giáo. Bản thân mình
khi đi làm trợ giảng cũng hồi hộp đọc phiếu đánh giá giữa kì và cuối kì của
sinh viên. Cô có đến lớp muộn không? Cô trả lời thắc mắc có thấu đáo không? Cô
chuẩn bị bài có kĩ càng không? Cô giảng có dễ hiểu không? Mình biết ít nhất một
ông thầy mình từng học bị mất việc vì quá nhiều sinh viên nhận xét tiêu cực.
Năm 2015, tỉnh
Ontario đưa một số nội dung mới vào việc giáo dục giới tính cho học sinh. Rất
nhiều phụ huynh phản đối, đặc biệt là những gia đình có lối sống truyền thống
và khắt khe. Họ biểu tình, họ lên báo và đài phát thanh để bày tỏ ý kiến. Họ viết
thư cho các hội đồng giáo dục. Họ cho con nghỉ ở nhà, không đến lớp.
Việc tôn trọng
này thể hiện ở việc bảo vệ thông tin cá nhân của học sinh, chắc chắn rồi. Nhưng
mình còn thấy điều này ở những hành động nhỏ nhặt hơn, ví dụ như cô giáo ngồi xổm
xuống để nói chuyện với học sinh thay vì đứng và nói từ trên cao xuống. Thầy
giáo chìa bàn tay to đùng ra để bắt tay làm quen khi những cô cậu lũn cũn lần đầu
vào lớp 1 (xin lưu ý, bắt tay chứ không phải xoa đầu). Và quan trọng nhất là lời
xin lỗi. “Xin lỗi em cô không biết câu trả lời cho câu hỏi của em, nhưng cô sẽ
tìm hiểu và trả lời em vào buổi sau nhé“.
Cha mẹ định cư Canada tham gia rất sâu vào việc học hành của con cái |
Khi còn là trợ
giảng, mình sợ nhất là những lúc sinh viên tức giận đến kiện điểm. Một số em buồn
rầu, nhưng một số em rất hung hăng. Sự tôn trọng không phải chỉ là vấn đề giữa
mình và em đó, mà là nguyên tắc nằm trong hệ thống. Nghĩa là mình bắt buộc phải
lắng nghe em sinh viên bất mãn với điểm số mình cho, những lý do mình đã sai khi
cho điểm số này, những chỗ mình bỏ sót. Nếu như mình đã giải thích mà hai bên vẫn
không thể đồng ý với nhau, thì có những bước rất rõ ràng và chi tiết mình và em
sinh viên đó phải làm. Phải viết ra những điểm bất đồng. Phải nộp văn bản đó
lên cho giáo sư phụ trách lớp. Phải điền vào một số đơn từ. Tất cả là bởi vì
mình bắt buộc phải tôn trọng, và không thể phủ toẹt em đó rằng “trò làm sao mà
đòi khôn hơn thầy“.
Hỗ trợ kĩ năng miễn phí
Trong các lớp học
ở chương trình thạc sĩ của mình, thường mỗi sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm
một tuần. Giáo sư chỉ ngồi dưới nghe, thỉnh thoảng bổ sung, đặt câu hỏi, gợi mở
một ý quan trọng. Và có lẽ nhiều người thần tượng nền giáo dục phương Tây sẽ ngạc
nhiên, nhưng trong số các bạn học cùng mình, có vô số người cúi gằm mặt xuống
sách, hoặc quay lưng vào người nghe để nhìn slide đọc chữ, hoặc để chữ dày đặc
không đọc nổi. Kể cả các giáo sư cũng có vô số người mắc các lỗi cơ bản trong
thuyết trình như vậy.
Không phải người
Tây nào sinh ra đã biết thuyết trình dõng dạc, cuốn hút. Đấy là một kĩ năng cần
phải được dạy và rèn luyện. Cả hai điều đó, các trường học khi định cư Canada đều rất sẵn.
Không có học phí
Điều cuối cùng
và có vẻ hiển nhiên mà mình thấy đáng phục, là giáo dục khi định cư Canada miễn phí từ
năm 4 tuổi cho đến hết lớp 12. Đại học khá rẻ (nếu so với một gia đình ở nông
thôn ta cho con đi học đại học ở Hà Nội). Nhà nước cho vay tiền để học đại học,
khi nào ra trường đi làm có lương mới phải trả nợ dần. Nếu lâu quá vẫn nghèo
không trả được thì có thể nhà nước xem xét xóa nợ luôn. Nếu bố mẹ bỏ tiền vào một
quỹ tiết kiệm để dành cho con đi học đại học từ lúc còn nhỏ, đến năm 18 tuổi,
nhà nước sẽ cho không số tiền tương ứng với 20% số tiền mà bố mẹ đã tiết kiệm
được.
EmoticonEmoticon