Theo hãng tin ABC (Australia), một đại gia Việt Nam vừa chi 18 triệu
đôla Australia (tương đương 13,6 triệu USD) mua lại trang trại Vermelha Station
để đầu tư vào ngành chăn nuôi gia súc tại miền Bắc Australia. Giá trị thương vụ
này bao gồm trang trại và đàn bò gồm 10.000 con. Theo đại diện Công ty Tanami
Rural Property thì ngoài chăn nuôi, trang trại này có thể được tận dụng nhằm
phát triển nhiều mô hình khác nhằm tận dụng giá trị đầu tư để định cư Úc.
Thu hút các nhà đầu tư định cư Úc
Theo ông Lưu Minh Ngọc, Tổng giám
đốc Công ty Phát triển và Đầu tư Bất động sản Bắc Sơn thì từ trước đến nay, việc
đầu tư định cư Úc mua trang trại từ Việt Nam không phải là lạ. Tuy
nhiên, các trang trại chủ yếu vẫn chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ,
giá trị đầu tư không quá lớn. Ông Ngọc nhận xét giá trị thương vụ 18 triệu đôla
Australia mua trang trại Vermelha Station cũng chỉ mới ở mức vừa phải, bằng mức
đầu tư một toà nhà văn phòng quy mô nhỏ ở TP HCM hoặc Hà Nội."Có hai trường
phái khi đầu tư mua trang trại, một là mua để phát triển nông nghiệp, hai là
mua trang trại để cải thiện, phát triển thêm rồi bán lại, gọi là đầu tư bất động
sản trang trại", ông Ngọc cho hay.
Việc đầu tư định cư Úc mua trang trại từ Việt Nam không phải là lạ |
Bà Ngọc Mai, một đại gia trong
ngành thủy sản ở Việt Nam cho biết gia đình bà có người thân định cư Úc. Sau một thời gian
tìm hiểu, vừa qua bà đã quyết định mua một trang trại nhỏ tầm 3ha cũng tại phía
bắc để trồng một số loại trái cây đặc sản Việt Nam và rau thơm. "Nhu cầu
nông sản quê hương của cộng đồng người Việt ở Australia khá cao, nên tôi quyết
định đầu tư để trồng các loại cây này. Riêng về lao động, tôi sẽ tuyển một số
người từ Việt Nam qua. Giá nhân công làm việc tại các nông trại tại Australia
cũng khá hợp lý, khoảng 5.000 đôla mỗi tháng (hơn 80 triệu đồng)", bà Mai
chia sẻ.
Theo thông tin từ website của
chính phủ Australia, các khoản đầu tư trị giá dưới 248 triệu đôla Australia sẽ
không cần sự xét duyệt của chính phủ, và các chủ đất nước ngoài có quyền sở hữu
đất đai tương đương người bản xứ.
Đầu tư vào nông nghiệp ở miền bắc Úc là chủ trương của chính phủ nhằm tận dụng nhiều diện tích chưa được
khai thác ở khu vực này. Theo ông Adam Giles, Thủ hiến chính quyền vùng lãnh thổ
bắc Australia thì khu vực này có thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt khá thuận lợi để
trồng các loại rau và giống cây ăn quả từ Việt Nam như chuối, xoài, nho...
Ngoài cây trồng ăn trái thì khu vực
miền bắc Úc còn phù hợp để chăn nuôi gia súc, tiêu biểu là bò. Khu vực
này cung cấp 500.000 con bò thịt hàng năm, trong đó 50% dùng để xuất khẩu.
Ngoài ra nơi đây còn có nhiều mỏ khoáng sản bao gồm mangan, chì, uranium, phốt
phát, sắt...; bờ biển phía bắc có trữ lượng dầu khí lớn (ước tính 240.000 tỷ
m3) và thiên nhiên tương đối hoang sơ để phát triển thêm ngành du lịch.
Việc bán đất nông trại loại tốt
cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục gây chia rẽ ở Úc. Những người cho rằng
việc đầu tư của nước ngoài rất quan trọng cho sự thịnh vượng đã gặp phải sự
thách thức của những người không muốn nhượng sự kiểm soát nguồn cung cấp lương
thực quốc gia cho người nước ngoài. Ðứng giữa cuộc tranh cãi dữ dội này là Thủ
tướng Tony Abbott.
Một số nhà lập pháp bảo thủ cảnh
báo rằng bán đất nông trại cho người nước ngoài sẽ tạo ra nguy cơ mất đi quyền
kiểm soát đối với nguồn cung ứng lương thực của Úc. Thủ tướng Abbott tin rằng đầu
tư nước ngoài, đặc biệt trong nông nghiệp, là quan trọng đối với sự thịnh vượng
trong tương lai của nước Úc, nhưng ông khẳng định rằng cần phải giám sát kỹ
càng để bảo đảm việc đó phù hợp với lợi ích quốc gia.
Việc bán đất nông trại loại tốt cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục gây chia rẽ ở Úc |
Đầu tư định cư Úc về lương thực rất thích hợp thời điểm này
Trong lúc sự bùng nổ khai thác mỏ
sinh lợi trong hàng thập kỷ đang bắt đầu mờ nhạt, chính quyền Canberra cho rằng
Úc rất thích hợp để đáp ứng nhu cầu về lương thực đang tăng vọt trong giới
trung lưu ngày càng đông ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chính quyền ông
Abbott muốn khu vực phía bắc thưa thớt dân cư của Úc trở thành vựa lương thực của
Châu Á, và một kế hoạch chi tiết dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay.
“Doanh nghiệp Úc chưa bao giờ hứng
thú hơn hiện nay trong việc khám phá các cơ hội đầu tư và xây dựng mối quan hệ
đối tác để chuyển giao các kỹ năng và xây dựng các ngành công nghiệp địa phương
ở tại đây và tại quê nhà. Tôi cũng rất hoan nghênh việc Indonesia muốn đầu tư ở
Úc, bao gồm lĩnh vực nông nghiệp. Chúng tôi đang mở cửa cho việc đầu tư để xây
dựng sự thịnh vượng cho cả hai quốc gia”.
Ngoài cây trồng ăn trái thì khu vực miền bắc Úc còn phù hợp để chăn nuôi gia súc |
Chính quyền ông Abbott đang đối
diện với áp lực chính trị từ trong chính hàng ngũ của mình. Một số nhà lập pháp
bảo thủ cảnh báo rằng bán đất nông trại cho người nước ngoài sẽ tạo ra nguy cơ
mất đi quyền kiểm soát đối với nguồn cung ứng lương thực của Úc.
Quan điểm này có được sự tán đồng
của ông Bob Katter, một đại biểu độc lập tại quốc hội. Ông đã than phiền về việc
Úc từ bỏ những tài sản nông nghiệp chính yếu của mình. “Mỗi nhà máy sản xuất thực
phẩm từ sữa ở Úc trước đây là do người Úc sở hữu. Bây giờ 4/5 nền công nghiệp
chính yếu này thuộc sở hữu của nước ngoài. Sáu công ty lớn trong ngành khai
thác hầm mỏ, tất cả là do người Úc sở hữu vào 16, 17 năm trước. Bây giờ tất cả
đều do nước ngoài làm chủ”. Cuộc tranh cãi về sở hữu nước ngoài có phần chắc sẽ
gây chia rẽ nhiều hơn nữa vì ngày càng có nhiều người nước ngoài giàu có xem
xét tới việc mua đất nông trại của Úc, theo ông Keith Suter, một nhà phân tích
ngoại giao.
Ông Keith Suter cho rằng có ba lý
do làm cho đầu tư Trung Quốc trong nông nghiệp tăng lên.“Một là họ muốn có đất
để bảo đảm an ninh lương thực. Hai là họ muốn có những nơi khác cho việc đầu
tư, và ba là Úc chính là địa điểm tốt để đầu tư định cư Úc. Chúng tôi không có
truyền thống bất ổn về hoạt động chính trị. Thậm chí một số người còn nói rằng
chúng tôi đang lâm vào tình trạng 'hôn mê' trong hoạt động chính trị. Chúng tôi
không bất ngờ tịch thu tài sản. Chúng tôi là một đất nước thân thiện và luôn mở
rộng vòng tay chào khách”. Kế hoạch thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước
Úc của ông Tony Abbott sẽ bị lệ thuộc vào ngoại hối bởi vì vốn trong nước không
đủ để tài trợ cho các dự án lớn như vậy. Ông Ben Saul, giáo sư luật quốc tế của
trường đại học Sydney, cho rằng quốc tịch của nhà đầu tư không nên là một yếu tố
quyết định.
Có ba lý do làm cho đầu tư Trung Quốc trong nông nghiệp tăng lên. |
“Quan điểm của tôi là tại sao quốc
tịch của nhà đầu tư định cư Úc lại là vấn đề? Một người Úc giàu có, làm việc vì
lợi ích riêng, làm chủ rất nhiều đất nông nghiệp hay một công ty Trung Quốc
giàu có, làm việc vì lợi ích riêng, sở hữu rất nhiều đất đai, điều đó không là
vấn đề nếu chúng ta vẫn có quyền đưa ra các điều lệ quy định về việc sử dụng đất
và bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn lao động hoặc bất cứ điều gì anh muốn quản
lý. Thật khó để hiểu được tại sao quyền sở hữu lại là một vấn đề”. Một công ty
Indonesia gần đây đã mua hai trang trại lớn ở khu vực trang trại miền Bắc nước
Úc và tháng 5 năm ngoái, chính quyền tiểu bang Tây Úc đã chọn một công ty Trung
Quốc để phát triển 13.400 ha đất trang trại. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng
việc không phê chuẩn kế hoạch của một công ty Mỹ để mua lại công ty ngũ cốc
GrainCorp vào tháng 11 cho thấy chính quyền bảo thủ Úc vẫn rất cẩn trọng đối với
việc bán các tài sản chính yếu cho người nước ngoài.
EmoticonEmoticon