Với diện tích trên 9,8 triệu km2, dân số gần 310 triệu người, mật độ
dân số 31 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 75%, Hoa Kỳ là nước có mật độ dân
số gần như thấp nhất thế giới. Với thu nhập bình quân đầu người rất cao (khoảng
50.000 USD) và tổng thu nhập quốc dân cao nhất thế giới, Hoa Kỳ có nhiều điều
kiện thuận lợi để xây dựng một hệ thống giao thông hoàn chỉnh và tiên tiến.
Về sở hữu xe cá nhân, bình
quân 1 người dân có 1 xe ô tô (khoảng 800 xe/1000 dân vào năm 2005). Phương tiện
đi lại chính của người dân định cư Hoa Kỳ là ô tô (bình quân hàng ngày dành khoảng 1 giờ
đồng hồ để đi lại trên một đoạn đường khoảng 50km). Phương tiện ô tô cá nhân là
phương tiện chính được ưu tiên sử dụng trong các chuyến đi ở ngoại ô và liên
bang. Trong các khu đô thị, phần lớn các phương tiện được sử dụng là taxi, xe
buýt hoặc tàu điện (ngầm và nổi).
Luật giao thông khi định cư Mỹ phức tạp và rất nghiêm ngặt
Luật giao thông khi định cư Mỹ phức tạp
và rất nghiêm ngặt, mỗi bang có một bộ luật giao thông riêng, nhưng tựu chung đều
nhằm mục đích tạo thuận lợi nhất cho việc đi lại của con người, các phương tiện
giao thông, bảo đảm an toàn nhất cho cả người và phương tiện.
Hệ thống giao thông đường bộ của
Mỹ chằng chịt, nhưng biển báo các loại được dựng lên ở mọi nơi, ngay cả trên sa
mạc, trong rừng, trong bãi đỗ xe, trong khu nhà để xe, các hẻm phố, các vùng
thôn quê...
Luật giao thông khi định cư Mỹ phức tạp và rất nghiêm ngặt |
Luật giao thông ở Mỹ quy định người
điều khiển các loại phương tiện giao thông, bất luận trong trường hợp nào, đều
phải nhường người đi bộ. Người đi xe đạp và xe máy được hưởng đầy đủ quyền giao
thông trên đường như người điều khiển xe ô tô. Hầu hết các bang ở Mỹ đều cấm sử
dụng còi xe, cấm sử dụng đèn pha.
Khi vi phạm luật giao thông (đi
quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đỗ xe không đúng nơi quy định…), nếu bị cảnh sát chặn
lại thì người điều khiển phương tiện giao thông phải ngồi nguyên trước tay lái,
không được bước ra khỏi xe, xuất trình cho cảnh sát tất cả những giấy tờ cần
thiết (bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xe…) và cảnh sát tự lập hồ sơ, ghi phiếu
phạt, ghi rõ họ tên cảnh sát và địa chỉ nơi xảy ra vi phạm. Ngoài lái xe, những
ai có mặt trong xe cũng đều không được phép bước ra khỏi xe. Không có đôi co hoặc
giảng giải giữa cảnh sát và người vi phạm luật giao thông.
Hình thức xử phạt vi phạm giao
thông khi định cư Mỹ có nhiều mức, chủ yếu là phạt tiền, cao hơn nữa là phạt tiền và bấm
lỗ (7 lần bấm bị thu bằng), thu bằng, bắt giam, không được quyền giữ lại những
xe vi phạm (vì có thể là xe mượn hoặc thuê).
Phiếu phạt vi phạm luật giao
thông ở Mỹ gần như thống nhất trên cả nước, khi cảnh sát lập hồ sơ, đưa 1 bản
sao cho người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm, 1 bản sao giữ lại và tất
cả biên bản đó chỉ vài giờ sau đã xuất hiện trong mục “vi phạm giao thông” của
Cục cảnh sát các bang xảy ra vi phạm. Ở Mỹ không bao giờ có chuyện cảnh sát trực
tiếp nhận tiền phạt, toàn bộ đều phải thông qua hệ thống điện tử có giám sát.
Khi bị phạt vi phạm giao thông,
người điều khiển phải có trách nhiệm trả tiền theo quy định về thời gian, chậm
hơn 30 ngày sẽ tăng gấp đôi, chậm hơn nữa sẽ phạt gấp ba, gấp bốn và cuối cùng
là triệu ra tòa và phải chịu mọi án phí. Người vi phạm có quyền khiếu kiện, nếu
nhận thấy không vi phạm.
Tóm lại, khi xảy ra hành vi vi phạm
luật giao thông, cảnh sát chỉ có chức năng kiểm tra giấy tờ, lập biên bản về
hành vi vi phạm đó, đánh dấu vào mức tiền phạt tương ứng với lỗi vi phạm, chức
năng thu tiền phạt là của bộ phận tài chính của các cơ quan quản lý giao thông.
Người điều khiển phương tiện giao thông khi vi phạm luật phải chịu trách nhiệm
trước hành vi vi phạm của mình, phải đi nộp tiền phạt hoặc phải đối mặt với
pháp luật.
Hình thức xử phạt vi phạm giao thông khi định cư Mỹ có nhiều mức |
Không chỉ có ngành giao thông, phần
lớn các hoạt động giao dịch ở Mỹ cũng rất ít khi sử dụng tiền mặt. Thanh toán
tiền mua hàng, nộp tiền phạt bằng thẻ, qua mạng điện tử là hình thức phổ biến,
khiến người vi phạm giao thông đỡ mất thời gian so với phải trực tiếp đến nộp tại
Sở cảnh sát.
Nơi cấp bằng lái dễ dãi nhất thế giới?
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi này
sau khi nghe qua quy trình cấp bằng lái xe hơi định cư Mỹ. Anh muốn tập lái xe ư? Đơn
giản, ghi tên đăng ký thi lý thuyết. Đỗ là anh có ngay giấy phép thực hành và
có thể ngồi ôm vô lăng lái trên đường cao tốc lẫn trong thành phố miễn có người
có bằng lái ngồi ở ghế bên. Và thi thực hành ư? Lên internet đăng ký ngày giờ
thi rồi chuẩn bị cho những bài kiểm tra thực tế. Tức là người định cư Mỹ có thể học và
dạy lái xe theo kiểu “bình dân học vụ” cha dạy con, anh dạy em, bạn bè dạy
nhau. Quãng thời gian từ lúc học cho tới lúc lấy bằng nhiều khi chỉ kéo dài một
tuần hoặc chưa tới một tháng (chủ yếu do chờ tới lượt).
Có lập luận cho là việc thi lấy bằng
lái xe hơi ở Mỹ dễ, bởi xe hơi ở đây nhiều tựa như xe gắn máy ở Việt Nam. Dân số
Mỹ hơn 310 triệu người mà có tới hơn 250 triệu đầu xe hơi, chiếm khoảng 1/4 tổng
lượng xe hơi trên toàn thế giới, nên mua xe và lái xe xem ra cũng giống như ăn
bánh mì và hít thở hàng ngày.
Có lập luận cho là việc thi lấy bằng lái xe hơi định cư Mỹ dễ, bởi xe hơi ở đây nhiều tựa như xe gắn máy |
Nhưng thực ra, sự dễ dàng ấy lại
đảm bảo tính hiệu quả đặc biệt. Thi lý thuyết, hay đúng hơn là thi kiến thức,
được thực hiện theo cách thức buộc mọi người phải hiểu và nhớ luật để trả lời
các câu hỏi như thi đại học, vì có thể có chục cách hỏi cho một vấn đề và hầu hết
các câu hỏi trong khi thi thường không giống trong sách mẫu. Thi thực hành diễn
ra ngay trên đường phố mà bất cứ một sai sót nào cũng đồng nghĩa với việc bị
đánh trượt chứ không phải là bạn chỉ cần vượt qua một ngưỡng barem điểm tổng.
Chi phí để nhận một tấm bằng lái xe chỉ hết 60USD |
Còn nữa, nếu vượt qua tất cả các
cuộc sát hạch, chi phí để nhận một tấm bằng lái xe chỉ hết 60USD, còn rẻ hơn cả
bạn mời ai đó một suất bít tết hảo hạng.
EmoticonEmoticon