Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

EB5 vẫn được nhiều gia đình lựa chọn vì sự nhanh chóng trong thời gian xét duyệt

Tags

Hiện nay, định cư Mỹ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình so với các chương trình định cư khác trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, ngoài những kênh định cư Mỹ truyền thống, chương trình EB5 được nhiều gia đình lựa chọn hơn cả vì sự nhanh chóng trong thời gian xét duyệt và tỷ lệ thành công cao.Tuy nhiên, hiện có nhiều nhà đầu tư ái ngại về đề xuất của Bộ An ninh nội địa Mỹ (Department of Homeland Security - DHS), tăng mức đầu tư tối thiểu của EB5

Đó là vào vùng khuyến khích phát triển từ 500.000 USD lên 1,35 triệu USD, ngoài vùng khuyến khích phát triển từ một triệu USD lên 1,8 triệu USD. Động thái này sẽ mang đến những cơ hội và thách thức khác nhau cho các hồ sơ định cư Mỹ nếu đề xuất được thông qua. Đề xuất tăng mức đầu tư khi định cư tại Mỹ theo diện EB5 có thể tạo áp lực tài chính cho những ai có ý định tham gia chương trình này.

Các nhà đầu tư EB5  sẽ gặp những thách thức và cơ hội

Việc tăng mức đầu tư sẽ gây ảnh hưởng đến ngân sách tài chính cần chuẩn bị để tham gia chương trình. Nhiều nhà đầu tư không riêng gì tại Việt Nam mà trên toàn thế giới sẽ không đáp ứng được khả năng tài chính hoặc gặp khó khăn trong chứng minh nguồn tiền.

Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, việc tăng mức đầu tư này là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo tiêu chí đề ra của EB-5 là tạo công việc cho người dân bản xứ Mỹ và phát triển kinh tế địa phương. Hơn nữa, những thay đổi và cải tiến đồng bộ kèm theo trong chương trình sẽ giúp giám sát kỹ hơn chất lượng của các dự án EB5, nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Đề xuất tăng mức đầu tư khi định cư tại Mỹ theo diện EB5 có thể tạo áp lực tài chính

Dưới góc nhìn của các chuyên gia di trú, việc tăng mức đầu tư EB5 là điều tất yếu khi chương trình đã phát triển trong hơn 26 năm mà vẫn giữ nguyên con số đầu tư tối thiểu ban đầu. So với các chương trình định cư Australia và định cư Canada mà NVS song song giới thiệu, mức đầu tư của các chương trình này đã được điều chỉnh gia tăng rất nhiều lần.

Australia với mức đầu tư cao như 1,5 triệu AUD, 5 triệu AUD và 15 triệu AUD hay mức đầu tư 800.000 CAN với chương trình Canada và dự định sẽ tăng thêm. Do đó, chương trình EB5 với mức đầu tư mới vẫn phù hợp để lựa chọn. Tất nhiên, nếu nhà đầu tư nào nhanh chóng xúc tiến và nộp hồ sơ kịp vào chương trình ở mức đầu tư 500.000 USD hiện tại trước khi có thay đổi sẽ là lợi thế lớn.

Điều quan trọng các nhà đầu tư EB5 cần lưu ý là chứng minh nguồn tiền

Có hai điều quan trọng các nhà đầu tư EB5 cần lưu ý là chứng minh nguồn tiền và lựa chọn dự án đầu tư.Hồ sơ chứng minh nguồn tiền sẽ phải được thực hiện cẩn trọng ở các khâu. Trong phần này, nhiều nhà đầu tư chưa ý thức được tầm quan trọng của việc chứng minh nguồn tiền ban đầu, hoặc nghĩ rằng những chứng từ trên 10 năm chỉ cần chứng minh qua loa là được. Những nhận định sai lệch này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả của hồ sơ EB5. NVS đã gặp nhiều trường hợp nhà đầu tư có khả năng tài chính rất tốt nhưng gặp khó khăn do thiếu giấy tờ thể hiện thu nhập đầu vào để hình thành tài sản hoặc doanh nghiệp đáp ứng theo yêu cầu, điều kiện di trú.

Ngoài việc hội đủ điều kiện tham gia EB5, lựa chọn dự án uy tín để bảo đảm việc chuyển đổi thẻ xanh vĩnh viễn và khả thi trong việc hoàn vốn cũng là điều quan trọng không kém. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành di trú, cùng đội ngũ luật sư uy tín hàng đầu trong chương trình EB5, NVS đã tư vấn cho nhiều gia đình thành công và ổn định cuộc sống tại Mỹ. Khách hàng đánh giá cao NVS vì sự tư vấn tận tâm các thông tin liên quan về hồ sơ và giới thiệu những dự án EB5 chất lượng.NVS được khách hàng đánh giá cao vì sự tư vấn tận tâm, minh bạch và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp nhiều năm kinh nghiệm.

Ngoài việc hội đủ điều kiện tham gia EB5, lựa chọn dự án uy tín để bảo đảm 

Các tiêu chuẩn của một dự án EB5 tốt

Một dự án hứa hẹn sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn chưa hẳn tốt, trong đó có một số tiêu chí chọn lựa mà nhà đầutư EB5 cần lưu ý. Đầu tiên là đội ngũ thực hiện dự án giàu kinh nghiệm, uy tín và từng có tỷ lệ thành công cao khi triển khai EB5. Thứ hai, dự án đã được Sở Di trú Mỹ phê duyệt đơn I-924 hoặc đơn I-526 để đảm bảo an toàn pháp lý.

Lãi suất hấp dẫn chưa hẳn tốt, trong đó có một số tiêu chí chọn lựa mà nhà đầu tư EB5 cần lưu ý.

Thứ ba, cấu trúc tài chính minh bạch và chính sách hoàn tiền khả thi. Thứ tư, dự án có sự tham gia hoặc được hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Cuối cùng, dự án đã được triển khai xây dựng và tạo ra công việc. Một khi đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ dự án để "chọn mặt gửi vàng", các nhà đầu tư sẽ cảm thấy thực sự yên tâm để đầu tư.


Nhằm giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình di trú Mỹ trong thời điểm hiện tại và các thông tin khách quan về chương trình EB5. NVS phối hợp với Tập đoàn Related - Tập đoàn bất động sản hàng đầu Mỹ tổ chức hội thảo "Nắm bắt cơ hội định cư Mỹ thành công với dự án Manhattan Tower, New York". Hội thảo là cơ hội để nhà đầu tư tiếp xúc, giao lưu và đặt câu hỏi trực tiếp với đội ngũ chuyên gia EB5 giàu kinh nghiệm.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Kinh nghiệm chia sẻ khi du học định cư Mỹ

Tags

Kinh nghiệm chia sẻ khi du học từ nhiều người là một điều mà các bạn sinh viên chuẩn bị lên đường du học định cư mỹ cần có. Đó là những cú ” vấp ngã ” của người đi trước nhưng lại là tài liệu quý giá cho người đi sau. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn những điều mà bạn cần biết trước khi sang mỹ. Trước khi đi du học, các bạn học sinh/ sinh viên đều phải chuẩn bị mọi thứ từ vật chất đến tinh thần để có một chuyến du học tốt nhất. Đặt chân đến một đất nước xa lạ, các bạn có thể có những trải nghiệm đáng mong chờ và nhiều kỉ niệm thú vị. Có không ít sinh viên quốc tế cảm thấy lo lắng về cuộc sống tự lập trước mắt và làm thế nào để vượt qua khó khăn đó. Những lời khuyên bổ ích sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về nó.

Bạn không cần nhiều vali khi du học định cư Mỹ

Nước Mỹ rộng lớn với 50 tiểu bang và có khí hậu, thực phẩm, các hoạt động văn hóa độc đáo. Mỹ có một cái gì đó dành cho tất cả mọi người. Du học định cư Mỹ, bạn sẽ phải chuẩn bị nhiều thứ và quan trọng nhất cần kinh nghiệm được chia sẻ của nhiều người để tìm hiểu trước lối sống ở đây. Hãy tìm hiểu trước thông tin về đất nước bạn sẽ đến trước khi nhập học. Bạn sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ và lúng túng khi nói chuyện với những người bạn nước ngoài mới của mình.

Các bạn sinh viên chuẩn bị lên đường du học định cư mỹ cần có.

Nắm được càng nhiều càng tốt về ngôn ngữ, đời sống, văn hóa bản xứ. Đừng chỉ dừng lại ở các thông tin cơ bản mà bạn có thể tìm thấy trong bất kỳ quyển sách hướng dẫn du lịch nào. Bạn đang đi du học mà! Hãy mở rộng tối đa nguồn thông tin bằng mọi khả năng của bạn: những mối quan hệ bắc cầu giữa những người bạn du học, những trang web của thành phố hay blog của những người bản xứ…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại hay Hội sinh Việt Nam để xin thông tin, kinh nghiệm từ những đàn anh đi trước.

Tâm lý khi đi du học của nhiều bạn là sẽ lo lắng không có những thứ mình cần hằng ngày ở đất nước xa lạ như Mỹ. Điều đó là hiển nhiên thôi vì Mỹ khác xa Việt nam về văn hóa, khí hậu, ẩm thực,… Tuy nhiên, bạn chuẩn bị thật nhiều chỉ tốn kém tiền cho phần hành lý thêm của bạn và qua đó bạn sẽ không dùng hết những gì mình đã mang lại tốn thêm phí để gởi về nước. Đó là kinh nghiệm của nhiều bạn du học sinh. Nếu bạn đang chuẩn bị đi du học, bạn hãy đóng gói cẩn thận những vật dụng thật sự cần thiết. Đến Mỹ, có lẽ bạn sẽ thích mua những thứ khác với đồ ở Việt Nam của mình.Hy vọng cho điều tốt nhất nhưng bạn nên lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất

Khi chuẩn bị đi du học định cư Mỹ, tốt nhất bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra (chỉ có thể xảy ra). Nghe có vẻ tiêu cực, nhưng theo cách đó, khi bạn ra khỏi đất nước của mình và sống độc lập, bạn sẽ có một mạng lưới an toàn của kế hoạch đã định sẵn trước khi bạn rời đi. Bạn hãy làm 2 bản sao của tất cả thông tin về Visa. Hãy biên nhận cho máy tính xách tay trong trường hợp không hay xảy ra.

Khi chuẩn bị đi du học định cư Mỹ, tốt nhất bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra


‘Bless your heart’ không phải là một lời khen

Khi bạn đến Nam Carolina, bạn sẽ có thể nghe người ta nói ‘Bless your heart’ và bạn sẽ nghĩ rằng nó là một lời của sự thân mật. Nhưng thật ra nó có ý nghĩa hoàn toàn khác, giống như: ‘No offense, but you’re pretty stupid.’Người Mỹ thích lái xe hơn những gì bạn có thể tưởng tượng

Ở Mỹ, mọi người thường lái xe khi ra khỏi nhà nhất là ở Columbia. Nơi này, nếu đã đủ tuổi mà không có giấy phép lái xe là một điều cực kỳ lạ với các quy định của Mỹ.Đó là những điều tuy nhỏ nhưng không thể thiếu khi bạn đặt chân đến nước Mỹ. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng về những rắc rối xảy ra. Bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với nước Mỹ rộng lớn này. Đó là một điều mà bất cứ đu học sinh du học định cư Mỹ nào cũng làm được. Hãy tự tin rằng bạn cũng có thể làm được như thế vì bạn hoàn toàn có khả năng.

Hãy tự tin rằng bạn cũng có thể làm được như thế vì bạn hoàn toàn có khả năng.


Ngoại Ngữ – Hành trang cần thiết nhất khi đi du học định cư Mỹ 

Bất đồng ngôn ngữ vẫn là một trong những khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải khi đi du học, kể cả đối với những bạn có nền tảng ngoại ngữ tốt… Sự chuẩn bị chu đáo về kỹ năng và tâm lý là yếu tố quan trọng để bạn vượt qua rào cản này.

Ngoài việc tự học ở nhà, bạn nên tìm đến các trung tâm có giáo viên bản ngữ để có thời gian, cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với họ và tránh không bị “shock” ngôn ngữ khi vừa qua nước ngoài. Bên cạnh các bạn có điều kiện tài chính tốt lựa chọn các Đại học thuộc hàng “TOP” thì cũng có rất nhiều sinh viên có điều kiện tài chính trung bình. Những sinh viên này vẫn hoàn toàn có cơ hội du học Mỹ nếu các bạn lựa chọn cho mình được chuyên ngành và trường đại học phù hợp với mức chi phí mà bạn có thể bỏ ra Đây cũng là một biện pháp giúp các bạn sinh viên tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Thay vì học 4 năm đại học tại Mỹ, sinh viên có thể lựa chọn học chương trình cao đẳng 2 năm của các trường đại học Mỹ tại Việt Nam, sau đó mới chuyển tiếp lên học tiếp đại học 2 năm còn lại nếu muốn định cư  Mỹ.

Chuyển tiếp lên học tiếp đại học 2 năm còn lại nếu muốn định cư  Mỹ.


Chương trình THỰC TẬP VÀ  ĐÀO TẠO CÓ TRẢ LƯƠNG du học định cư Mỹ là một trong những cơ hội tuyệt vời cho sinh viên làm việc, học hỏi và khám phá nước Mỹ. Các bạn sinh viên tham dự chương trình sẽ có cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm cuộc sống, chia sẻ tiếp thu nền văn minh Mỹ, tạo điều kiện cho các bạn giao tiếp kết bạn với người bản xứ và các bạn bè quốc tế khác



Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Bạn trẻ sẽ đối diện với những khó khăn gì khi du học định cư Úc?

Tags

Nhiều bạn trẻ nỗ lực để có thể theo học và cố gắng bám trụ định cư Úc - quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Nhưng cuộc sống xứ người với khó khăn tài chính và nỗi cô đơn khiến họ suy sụp.

Khó khăn về tài chính khi du học định cư Úc

Sau 3 tháng đến đây du hoc, Singh không kiếm nổi việc làm thêm để trang trải chi phí học tập tại Đại học La Trobe. Khó khăn tài chính khiến cậu mắc chứng trầm cảm và quyết định kết thúc cuộc đời khi mới ngoài 20 tuổi.Gurjinder Singh không phải là du học sinh duy nhất gặp vấn đề về tài chính dẫn đến chứng trầm cảm. 

Hàng năm, sinh viên quốc tế đóng góp khoảng 8 tỷ bảng vào nền kinh tế nước này. Mức học phí cao dường như chỉ phù hợp các cậu ấm cô chiêu. Đối với những sinh viên xuất thân từ gia đình bình thường, những năm tháng du học ở Anh thực sự là cuộc chiến sinh tồn.

Nhiều bạn trẻ nỗ lực để có thể theo học và cố gắng bám trụ định cư Úc 

 Một sinh viên người Nepal theo học ngành Chính trị học Quốc tế tại Đại học Middlesex ở thành phố London từng cảm thấy du học là một điều tuyệt vời. Trong những ngày đầu sang Anh, cô cảm thấy vui mừng khi ước mơ thành hiện thực, được thăm các địa danh nối tiếng, tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, cô nhanh chóng nhận ra, đối với phần lớn du học sinh học tập định cư Úc, những câu chuyện cổ tích dễ dàng biến thành cơn ác mộng.

Cô sống trong căn phòng chật hẹp suốt hai năm vì nguồn tài chính hạn hẹp, mỗi ngày phải vượt qua chặng đường dài để đến trường.Suresh, một sinh viên khác đến từ Nepal, sống ở phía nam thành phố London. Anh cảm thấy bị lừa khi đến nhập học và nhận ra ngôi trường chỉ nằm trong một căn hộ.
"Những gì họ giới thiệu trên Internet hoàn toàn khác. Tôi không thể tiếp tục theo học trường đó. Giáo viên dở tệ, không có cơ sở hạ tầng hay thư viện. Tôi mất hết ý chí học tập và mất luôn 5.000 bảng bố mẹ đã bỏ ra để tôi du học", Suresh nói."Tôi không thể học tốt tại trường. Tôi cũng không thể trở lại Ấn Độ. Tôi sẽ nói gì với gia đình và bạn bè đây? Chẳng lẽ bảo với họ rằng, đại học tại một trong những nước giàu nhất thế giới không đáng một xu?", cô nói.

Kala Opusunju, du học sinh tại Đại học Middlesex, gặp rắc rối về tài chính lẫn tình cảm. Cô cảm thấy cô đơn khi gia đình không bên cạnh để khuyến khích hay hỗ trợ. Kala không tìm nổi việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng. Cuộc sống của cô phụ thuộc hoàn toàn vào tiền bố mẹ gửi từ Nigeria.
"Tôi ước gia đình ở Anh để tôi có thể về thăm họ, ở lại nhà trong một khoảng thời gian và trở về đây mỗi khi cần. Hầu hết du học sinh đến từ Nigeria đều mắc chứng trầm cảm sau khi đến đây", cô nói.

Du học sinh học tập định cư Úc, những câu chuyện cổ tích dễ dàng biến thành cơn ác mộng.


 Trầm cảm khi gặp nỗi cô đơn

Khó khăn tài chính, bị cô lập, chứng trầm cảm là những vấn đề du học sinh thường gặp phải. Nhiều người vượt qua để tiếp tục học tập, xây dựng tương lai thành công, nhưng cũng không ít người từ bỏ ước mơ, trở về nước.

Thậm chí, một số người không tìm thấy lối thoát sau khi thực tế tàn khốc phá vỡ mộng du học và tìm đến cái chết. Vì thế, du học định cư Úc thực ra không hào nhoáng, đẹp đẽ như hầu hết mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh vẫn tưởng.

Du học định cư Úc thực ra không hào nhoáng, đẹp đẽ như hầu hết mọi người vẫn tưởng


Rào cản về ngôn ngữ, sốc văn hóa hay cám dỗ từ những việc làm thêm có mức lương cao... là những yếu tố làm các du học sinh bị sao nhãng việc học.

Với phần đông sinh viên Việt Nam, ngoại ngữ là một trong những vấn đề lớn nhất khi đi du học. Hoàng Ngọc Thanh Thảo, sinh viên năm nhất khoa kinh doanh (Diploma of Business) tại ĐH James Cook, Brisbane, Australia cho biết, khi còn ở Việt Nam đã học 2 năm tại trường quốc tế, em vẫn gặp khó khăn về ngôn ngữ khi đến du học định cư Úc

"Khi giao tiếp với người bản xứ, tôi vẫn không hiểu họ nói những gì, nhất là những người lớn tuổi. Hơn nữa, có những từ dùng trong đời sống hằng ngày, rất hiếm khi thấy trong sách vở nên nghe lần đầu sẽ không biết là gì", Thanh Thảo chia sẻ.

Nữ sinh này đưa ra ví dụ từ "top up" là nạp tiền điện thoại, xe buýt. Hay từ "dine in" là dùng cho việc "ăn tại chỗ", mà người Việt ít khi sử dụng như từ "take away" là "mang đi"... Để giải quyết khó khăn, Thảo chọn cách nghe radio thường xuyên, lân la làm quen với mọi người xung quanh, trao đổi, trò chuyện càng nhiều càng tốt.

Thói quen sinh hoạt là vấn đề không nhỏ đối với du học sinh Việt Nam khi du học định cư Úc


Thói quen sinh hoạt là vấn đề không nhỏ đối với du học sinh Việt Nam khi du học định cư Úc. Khi còn ở trong nước, các bạn quen với việc bước ra đường là có xe hoặc có người chở, nhưng khi sang nước ngoài, phương tiện chủ yếu là xe buýt và đi bộ. Điều này khiến các bạn phải mất thời gian dài mới làm quen được.
"Việc phải đi bộ quá nhiều hay khó khăn trong việc bắt xe buýt khiến em từng cảm thấy rất đuối và nản. Ngay cả khi đã thích nghi rồi cũng không thể di chuyển nhanh nhẹn như người bản xứ", nữ sinh Thanh Thảo chia sẻ.

Thảo cũng lưu ý thói quen không có lợi của một số sinh viên Việt Nam là ngại ngùng, không biết cũng không dám hỏi, bởi như thế người bản xứ không biết và không thể giúp đỡ.

"Một số bạn còn giữ thói quen ở trong nước là giúp người. Nhưng sang du học định cư Úc đó là điều không nên vì văn hóa và pháp luật của họ rất khác. Ví dụ khi nhìn thấy một bé gái bị té giữa đường mà không thấy bố mẹ của chúng, theo phản xạ, bạn sẽ đi tới và đỡ em bé đứng lên. Nhưng điều đó sẽ làm hại chúng ta, vì phụ huynh của em bé đó có thể kiện bạn làm té em bé", Thảo nói.

Các du học sinh cũng rút được kinh nghiệm, nếu đã quyết định du học định cư Úc thì cần chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết. Đơn giản nhất là việc nấu ăn, vì điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Thứ hai là phải rèn luyện tính tự lập. Khi sống một mình ở nước lạ, mỗi người luôn sẵn sàng ở tư thế chủ động, nhanh nhẹn ứng biến mọi hoàn cảnh.

Sau khi đã thích nghi được với môi trường mới, đa phần du học sinh đều đối mặt với trở ngại về tài chính. Lúc này, công việc làm thêm để trang trải tiền học, chi phí sinh hoạt trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bạn.

Du học sinh có thể kiếm được trung bình 15 đến 30 đôla Australia/giờ, số tiền khá cao so với thu nhập ở Việt Nam. Đây là những công việc phổ thông như phục vụ nhà hàng, tiệm cà phê, phụ giúp việc trong nông trại... và thường dễ xin được. Thậm chí, một số bạn đi làm thêm vượt số giờ quy định của Chính phủ Australia dành cho sinh viên. Sa đà vào việc kiếm tiền mà buông lơi việc học làm không ít sinh viên không theo kịp khóa học, đành phải bỏ nửa chừng.


"Có bạn đi làm thêm không phải vì thiếu tiền học mà vì muốn có thật nhiều tiền để mang về Việt Nam sinh sống", anh Hùng nghiên cứu sinh tại ĐH Sunshine Coats cho biết. "Thay vì dành nhiều thời gian đi làm thêm, các bạn sinh viên nên tập trung nhiều hơn cho việc học để có kết quả cao và lấy học bổng của nhà trường. Điều đó có lợi hơn vì được cả kiến thức lẫn kinh phí trang trải cho sinh hoạt", anh nói.

Giới nhà giàu thế giới đang đổ xô định cư Úc

Tags


Theo báo cáo mới của hãng nghiên cứu sự giàu có New World Wealth, định cư Úc là điểm đến hàng đầu của các triệu phú. CNN dẫn báo cáo trên cho biết ước tính có khoảng 11.000 triệu phú đến Úc trong năm 2016, nhiều hơn hẳn so với số lượng chỉ 8.000 triệu phú di chuyển đến đây năm 2015. Mỹ và Anh là hai nước có truyền thống thu hút được số lượng triệu phú di cư cao nhất, song sự hấp dẫn của Úc đang tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là với công dân giàu có ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ.

Cuộc sống được đánh giá cao khi định cư Úc

New World Wealth cho hay triệu phú muốn định cư thích cuộc sống có đầy ánh nắng của Úc cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe được đánh giá cao. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Úc khá hơn của Mỹ và Anh. Ngoài ra, nước này còn được xem là nơi an toàn để sống và nuôi dạy con cái. Về mặt địa lý, nó tách biệt hoàn toàn và cách xa với các cuộc xung đột ở Trung Đông cũng như đợt khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu.

Nước này còn được xem là nơi an toàn để sống và nuôi dạy con cái.

Các triệu phú cũng cân nhắc về khả năng kinh doanh tại đây: định cư Úc là nơi tốt để lập nền tảng cho hoạt động kinh doanh tại các thị trường mới nổi châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ.
Dù vậy Mỹ vẫn được coi là điểm đến cuốn hút. Năm ngoái, nước này chào đón 10.000 triệu phú nước ngoài và New World Wealth dự kiến nhu cầu năm nay vẫn ở mức cao. “Chúng tôi không nghĩ rằng chính quyền lãnh đạo ở Mỹ sẽ tạo ra tác động lớn. Chúng tôi dự kiến sẽ có dòng chảy lớn của các cá nhân có tài sản ròng cao vào Mỹ năm 2017”, nhà nghiên cứu đứng đầu New World Wealth Andrew Amoils nói.

Định cư Úc là nơi tốt để lập nền tảng cho hoạt động kinh doanh

Canada ghi nhận mức tăng đột biến của các triệu phú nhập cư. 8.000 người sang nước này, trong đó người Trung Quốc thích đến Vancouver trong khi người châu Âu chủ yếu đến Toronto và Montreal.
Ngược lại, Pháp đang “chảy máu triệu phú”. Hơn 12.000 triệu phú rời Pháp năm ngoái. Tổng cộng từ năm 2000, có hơn 60.000 cá nhân giàu có rời nước này. Báo cáo của New World Wealth cho rằng căng thẳng tôn giáo là một trong những lý do khiến triệu phú “khăn gói ra đi”. Các điểm đến phổ biến của họ là Anh, Canada, Úc, Mỹ và Israel.

Thêm vào đó, nền kinh tế ì ạch cùng các cuộc tấn công khủng bố gần đây cũng góp phần vào đợt di cư của người giàu Pháp. Nhìn chung, vấn đề tội phạm, thuế và tài chính là một vài yếu tố thúc đẩy triệu phú di dân. Việc triệu phú tăng di cư là đáng lo ngại vì những người này thường “đem theo số tiền lớn, tác động tiêu cực lên nội tệ, thị trường chứng khoán trong nước và thị trường bất động sản trong nước”.
Báo cáo hằng năm của New World Wealth thực hiện dựa trên số liệu thống kê tài sản, dữ liệu tài sản, thông tin thị thực đầu tư, các cuộc phỏng vấn với giới chuyên gia di cư, nền tảng quốc tịch thứ nhì, giới quản lý tài sản và các hãng bất động sản. Chương trình thị thực đầu tư định cư Úc đang trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến, đặc biệt với giới triệu phú ở Trung Đông và châu Á.

Theo CNBC, Andrew Amoils - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của New World Wealth chuyên phân tích tài sản - dự báo triệu phú sẽ rời khỏi Pháp, Đức và Bỉ với “số lượng lớn” trong thời gian tới để đến Úc và Israel, hai trong số các điểm đến phổ biến của họ.

Theo báo cáo mới nhất được New World Wealth công bố, Paris (Pháp), Rome (Ý), Athens (Hy Lạp) là ba thành phố châu Âu có số triệu phú rời đi đông nhất trong năm 2015. Có đến 6% dân số triệu phú ở thủ đô nước Pháp, tương đương 7.000 người, rời khỏi nơi này.

Chương trình thị thực đầu tư định cư Úc đang trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến


Việc các triệu phú di cư có thể cung cấp chỉ báo về xu hướng sắp tới của phần còn lại của dân số, vì những người giàu thường di chuyển về mặt địa lý nhiều hơn những người khác. Nhiều triệu phú rời khỏi đất nước cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu thuế của các chính phủ bị ảnh hưởng và có thể kết hợp với sự suy giảm việc làm, ảnh hưởng đến giá cả bất động sản và thị trường tài chính. 

Top các thành phố có nhiều triệu phú ra đi nhất là: Paris: 7.000 người, Rome: 5.000 người, Chicago (Mỹ): 3.000 người, Athens: 2.000 người. “Nước Pháp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi căng thẳng tôn giáo gia tăng, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Chúng tôi cho rằng chuyện triệu phú di cư khỏi Pháp sẽ đi lên trong thập niên tiếp theo khi căng thẳng leo thang”, ông Amoils nhận định.

Định cư Úc vì chạy trốn khủng bố

Số dân theo đạo Hồi ở Paris đã được chú ý đặc biệt sau cuộc tấn công khủng bố vào tháng 1 và tháng 11.2015, và cuộc tấn công mới đây ở gần thủ đô Brussels (Bỉ) trong tháng này.Pháp và Đức là hai nước có số dân Hồi giáo đông nhất trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) với khoảng 4,7 triệu người sống ở mỗi nước, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew. Ngoài ra, Pháp còn là nơi có dân số Do Thái lớn nhất châu Âu với 310.000 người. Người Do Thái chủ yếu tập trung ở Paris.

Khoảng 80% số triệu phú chuyển đến định cư Úc năm ngoái đến từ châu Âu. Tel Aviv  - thủ đô tài chính kiêm thành phố đông dân thứ nhì của Israel - chào đón 2.000 triệu phú di cư đến trong năm ngoái. Bên cạnh Tel Aviv, thành phố Sydney (Úc) có 4.000 triệu phú nhập cư, Melbourne (Úc) chào đón 3.000 người, Dubai (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), San Francisco (Mỹ) và Vancouver (Canada) mỗi nơi đón thêm 2..000 triệu phú.

Khoảng 80% số triệu phú chuyển đến định cư Úc năm ngoái 


Định cư Úc hấp dẫn trong mắt triệu phú vì sự an toàn, hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt, dân số ít và khí hậu dễ chịu, ông Amoils cho hay. Nền kinh tế khỏe mạnh với sức tăng trưởng dự báo trung bình 2,6% mỗi năm từ năm 2016 đến năm 2020 cũng là một điểm mạnh của nước Úc.

Dòng người định cư Úc đẩy giá bất động sản ở Sydney tăng 14,8% trong năm 2015, ở Melbourne tăng 11,9% năm qua, theo hãng bất động sản sang trọng Knight Frank. Ngược lại, giá nhà ở Paris hạ 2,1% trong năm 2015.


Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ: Có thẻ xanh là chuyển tiền dễ dàng?

Tags

Người Việt chi 3 tỷ USD mua nhà định cư Mỹ lấy thẻ xanh, gấp 20 lần tổng vốn doanh nghiệp Việt đầu tư vào Mỹ để lấy thẻ xanh nhưng đó chỉ là bề nổi. Cảnh báo về những kênh chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài, gây thất thoát nguồn tài chính quốc gia mới là vấn đề lớn.

Con số có thể còn nhiều hơn thế

Là một người Việt quốc tịch Mỹ, thường xuyên đi lại giữa 2 nước Việt- Mỹ, GS Hà Tôn Vinh chia sẻ: “Xét ở góc độ tài chính, việc mua nhà ở Mỹ không quá khó bởi giá rẻ hơn nhiều so với Việt Nam. Với khoảng 300.000 USD là có thể mua được 1 căn hộ ngoại ô rộng tới 200m2. Còn nếu ở thành phố, 500.000 USD là có thể mua được”.Câu chuyện mua nhà hay đầu tư bất động sản ở Mỹ đã bắt đầu rộ lên từ năm 2012, khi ông Phạm Đình Nguyên, một doanh nhân ở Tp HCM đã mua cả thị trấn Buford của Mỹ với giá 900 ngàn USD. Sau thương vụ của ông Nguyên, việc đầu tư bất động sản ở các quốc gia phát triển số 1 như Mỹ đã trở thành một xu hướng mới lạ, hấp dẫn của người Việt.

Người Việt chi 3 tỷ USD mua nhà định cư Mỹ lấy thẻ xanh
Tuy nhiên, “đầu tư đến 3 tỷ USD lấy thẻ xanh Mỹ thì rất đáng suy ngẫm. Pháp luật Mỹ yêu cầu người mua nhà phải chứng minh được nguồn gốc tiền hợp pháp. Vậy 3 tỷ USD ấy từ đâu ra, chuyển bằng kênh nào? Thực chất, con số này chỉ là bề nổi", GS Vinh bình luận.Theo GS Vinh, với quy định quản lý ngoại hối mỗi lần ra nước ngoài chỉ được mang theo 5.000 USD, núp dưới danh nghĩa gửi học phí du học thì cũng không thể tích đủ tới số ấy.

Trong khi đó, tiền trong nước chuyển sang Mỹ nếu theo hình thức đầu tư kinh doanh thì việc chứng minh được nhu cầu để giải ngân cho dự án tại Mỹ cũng không dễ."Kênh dễ nhìn thấy nhất là đầu tư thẻ xanh (thẻ định cư), mua quốc tịch Mỹ. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại, liên quan đến việc di cư của người Việt. Chỉ cần 500.000- 1 triệu USD là có thể có được thẻ xanh và khi đó, người ta có thể chuyển tiền dễ dàng hơn", GS Vinh nói.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KHĐT cho biết, tính từ thời điểm 1.7.2015 đến nay, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài mới chỉ có 1,94 tỷ USD với 193 dự án, tức mới bằng 64% tổng số tiền mua nhà trên.

Mỹ là điểm đến thứ 3 của các nhà đầu tư Việt Nam với 34 dự án, tổng vốn đăng ký chỉ có 148,9 triệu USD, nghĩa là, số tiền mua nhà tại Mỹ trong năm qua đã gấp 20 lần tổng số tiền theo con đường đầu tư này.Đối với riêng bất động sản, các doanh nghiệp Việt mới chỉ đầu tư có 64,5 triệu USD ra nước ngoài, bằng 1/5 so với số tiền người Việt đã mua nhà ở Mỹ và về bản chất, đa số là mua để làm địa điểm kinh doanh.

GS Vinh lo ngại: "Chúng ta không biết được, con số thật tiền trong nước đã chuyển ra ngoài là bao nhiêu? Nhưng rõ ràng, đã có sự thất thoát nguồn tài chính trong nước, làm hại cho sự phát triển của quốc gia. 3 tỷ USD đáng lẽ cần được giữ lại đầu tư phát triển".GS Hà Tôn Vinh nhấn mạnh: "Nếu đó không phải là tiền bẩn thì dù là tiền sạch, nó cũng cho thấy một thực trạng không ít người Việt đang muốn tìm nơi nào khác giữ tiền an toàn hơn, đảm bảo cho tương lai của mình".

"Kênh chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài có rất nhiều. Điều này cần sự vào cuộc làm rõ của các nhà quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan, Bộ Công an", GS Vinh nói.Cho đến nay, 189 tổ chức, cá nhân người Việt có tên trong Hồ sơ Panama do Liên minh các nhà báo điều tra quốc tế ICIJ công bố - một dữ liệu rúng động toàn cầu về các nghi án trốn thuế, rửa tiền, cũng đã được các cơ quan chức năng tuyên bố rà soát, điều tra nhưng kết quả đến nay vẫn trong vòng bí mật.

“Đầu tư đến 3 tỷ USD lấy thẻ xanh Mỹ thì rất đáng suy ngẫm.


Siêu giàu bí ấn và nguồn tiền ra đi với mong muốn lấy thẻ xanh

Lâu nay, chuyện người Việt chi cả tỷ USD cho tiêu dùng ở nước ngoài đã trở nên không còn lạ.Chẳng hạn như đầu năm ngoái, Bộ Y tế cho biết có tới 40.000 người Việt Nam đã chi khoảng 2 tỷ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh, chủ yếu sang Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp… Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối năm 2015 cho biết có 110.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại 47 quốc gia với tổng số học phí khoảng 3 tỷ USD/năm.

Hiệp hội Lữ hành Việt Nam công bố hồi tháng 4 vừa qua ước tính, mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt khách Việt chi tới 6 tỷ USD đi du lịch nước ngoài như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore…

Quy mô tiêu dùng đó thật trái ngược với vị thế Việt Nam- một đất nước còn nghèo, đang ở nấc thấp nhất của nước thu nhập trung bình với thu nhâp bình quân hơn 2.200 USD/người/năm.

Đặt ra nhiều câu hỏi cần phải suy nghĩ.

Những việc chi tiêu đó lại có vẻ tương thích với con số Việt Nam có tới 200 người siêu giàu theo báo cáo tài sản toàn cầu thường niên Wealth Report 2017 của Knight Frank công bố tháng 3 năm nay. Đó là những người sở hữu trên 30 triệu USD tài sản ròng và dự kiến tăng tới 170% trong 9 năm tới.

Ước tính sơ bộ có tới 14 tỷ USD/năm người Việt mang ra ngoài để phục vụ cho các nhu cầu mua nhà, chữa bệnh, đi học, du lịch này, lấy thẻ xanh… Vậy, đằng sau những con số này liệu có vấn đề gì liên qua đến môi trường sống và kinh doanh ở Việt Nam?.

Hiện Việt Nam được xếp thứ 5 thế giới, cao nhất châu Á về chỉ số hành tinh hạnh phúc theo nghiên cứu kinh tế-xã hội New Economics Foundation (Anh) công bố năm 2016.

Những con số này liệu có vấn đề gì liên qua đến môi trường sống và kinh doanh ở Việt Nam

Tháng 8 năm ngoái, trang web InterNations còn công bố kết quả điều tra về những nơi đáng sống với các tiêu chí khả năng ổn định và hòa nhập, môi trường làm việc, đời sống gia đình và tài chính cá nhân thì Việt Nam là quốc gia thứ 11 đáng sống của người nước ngoài.Việc cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam năm qua cũng tăng 9 bậc, xếp thứ 82 trong 190 nền kinh tế theo báo cáo Doing Business 2017.


Chúng ta có thể lạc quan với những chỉ số và báo cáo trên đây nhưng với 3 tỷ USD qua Mỹ mua nhà  lấy thẻ xanh và hàng tỷ USD tiêu dùng, đầu tư cho các nhu cầu khác ở nước ngoài lại đặt ra nhiều câu hỏi cần phải suy nghĩ.

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Con đường định cư Canada dễ dàng nhất

Tags
Nền giáo dục Canada luôn được chú trọng phát triển với chất lượng cao nhất. Trong năm 2011, chính phủ nước này đã hỗ trợ 10 triệu CAD trong hơn 2 năm để phát triển chiến lược giáo dục quốc tế nhằm xây dựng Canada thành đất nước được lựa chọn để học tập và nghiên cứu tầm cỡ thế giới. Sự đầu tư này, cộng với mức sống vừa phải giúp cho sinh viên chọn du học định cư Canada bớt đi gánh nặng tài chính. Tại Canada, rất dễ dàng tìm được các chương trình học chất lượng với học phí không quá 250 triệu đồng/năm (13.000 CAD).

Nền giáo dục đạt chuẩn quốc tế với chi phí thấp

Khi được hỏi vì sao lại chọn Canada là điểm đến du học của mình, chàng trai Nguyễn Bảo Minh, du học sinh ngành Quản trị kinh doanh, chuyên về Kiểm toán và Tài chính vui vẻ kể lại: “Mình nung nấu ý định du học từ khi còn ngồi trên ghế phổ thông và đã trao đổi, tìm hiểu thông tin không ít. Một ngày nọ, khi ngồi chat với người bạn đang du học ở Canada, bạn cho mình rất nhiều phản hồi tích cực về môi trường cuộc sống ở Canada, đặc biệt là nhiều ưu đãi cho sinh viên quốc tế, nên mình có ấn tượng với đất nước này. Sau đó, khi đích thân tìm hiểu thêm và thấy đúng như những gì bạn mình đã kể lại, mình đã quyết định chọn đến Canada để theo học đại học”. Bảo Minh đã cho rằng mình lựa chọn rất đúng đắn sau khi trải nghiệm hơn 4 năm tại đất nước xinh đẹp,  đa văn hóa, thân thiện và tiên tiến này. Bạn cũng cho biết sẽ định cư Canada nếu kết thúc sau khóa học.

Mức sống vừa phải giúp cho du học định cư Canada bớt đi gánh nặng tài chính

Canada với nền giáo dục tiên tiến cùng mức giá sinh hoạt, học phí hợp lý đang là lựa chọn của nhiều du học sinh Việt Nam nhằm đảm bảo tương lai tươi sáng. Canada đang dần trở thành một vùng đất mới đầy cơ hội của khu vực Bắc Mỹ với chính sách visa cởi mở, thân thiện. Năm 2017, du học Canada dường như đang nóng hơn bao giờ hết, dưới đây là  lý do hoàn toàn thuyết phục để bạn quyết định chọn học tại đất nước này cũng như muốn định cư tại đây sau khi kết thúc khóa học.
Với vị thế là quốc gia đứng đầu trong khối các quốc gia quan tâm đầu tư cho Giáo dục - Xã hội, chất lượng đào tạo và giáo dục tại Canada được đánh giá rất cao. Các văn bằng, chứng chỉ, bằng cấp của Canada đều được công nhận trên toàn thế giới, sinh viên tốt nghiệp tại Canada dễ dàng học chuyển tiếp cũng như xin việc làm ở các quốc gia khác ngoài Canada.

Nhận visa trong "1 nốt nhạc"

Canada là đất nước rộng thứ hai trên thế giới nhưng có mật độ dân số vào loại thấp nhất thế giới. Chính vì vậy, chính phủ trong những năm gần đây có rất nhiều chương trình khuyến khích và những chính sách ưu đãi đặc biệt cho du học sinh quốc tế tới học tập và định cư Canada làm việc.

Nổi bật trong số đó là chương trình CES (Canada Express Study) chương trình tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam đăng kí xin visa học tập tại Canada mà không cần phải chứng minh tài chính như visa thường và xét duyệt visa nhanh có kết quả hơn. Đây là chương trình của hơn 40 trường Cao đẳng, Đại học tại Canada phối hợp với Chính phủ Canada cùng với tổ chức CICan (Colleges and Institutes Canada) để hỗ trợ sinh viên quốc tế. Sinh viên không phải chứng minh tài chính, chỉ cần đóng tiền học 1 năm của trường và kí quỹ GIC của ngân hàng Scotiabank bên Canada với mức giá 10,000CAD để hoàn tất thủ tục tài chính.

Chính sách ưu đãi đặc biệt cho du học sinh quốc tế tới học tập và định cư Canada

Cơ hội định cư Canada theo diện tay nghề cao

Theo số liệu từ tổ chức Nhập cư, Người tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC), năm 2016 có 5370 du học sinh Việt Nam đến học tập tại Canada (gấp đôi so với năm 2015) và tính hết đến tháng 4/2017 con số này là hơn 1900 du học sinh. Có thể khẳng định, Canada là lựa chọn du học hàng đầu cho sinh viên Việt Nam có mục đích ở lại làm việc và định cư sau khi tốt nghiệp.

Điều kiện để du học sinh định cư tại Canada sau khi học xong đó là phải có kinh nghiệm làm việc thuộc nhóm ngành nghề được phép định cư theo quy định. Theo đó, để đảm bảo định cư thành công tại Canada, du học sinh Việt Nam cần xác định lộ trình bắt đầu từ việc làm ngành nghề gì để từ đó xác định học ngành gì phù hợp với những ngành nghề đó. Theo số liệu thống kê của CIC về top 10 công việc nhận được lời mời định cư cao nhất tại Canada theo chương trình CEC trong 2 năm 2015 và 201, năm 2015 có 4 công việc thuộc Nhóm B bao gồm: Cooks (8%), Food Service Supervisors (8%), Graphic Designers and Illustrators (2%), Retail Sales Supervisors (2%)

Điều kiện để du học sinh định cư tại Canada sau khi học xong đó là phải có kinh nghiệm


Các chương trình định cư Canada sử dụng Hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia - National Occupational Classification (NOC) để phân loại nghề nghiệp được xin định cư theo từng chương trình.Ví dụ: nếu một ứng viên muốn nộp đơn xin định cư theo chương trình Canadian Experience Class (CEC), yêu cầu đó là ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc thuộc nhóm 0,A,B theo Hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia (NOC)

Hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia chia các công việc định cư Canada thành 5 bậc từ cao xuống thấp dựa vào bằng cấp (chuyên môn) và 9 nhóm công việc dựa theo ngành nghề. Du học sinh vừa mới tốt nghiệp tại Canada để có thể xin công việc thuộc nhóm 0 là điều không thể, do đây là nhóm công việc yêu cầu trình độ là cấp bậc quản lý, đòi hỏi du học sinh phải có kinh nghiệm và thời gian dài phấn đấu trong công việc. Đặc biệt là nhóm công việc này cùng với công việc nhóm A sẽ ưu tiên người Canada hoặc những người có thâm niên lâu năm tại Canada vì thông thạo ngôn ngữ, văn hóa cùng hệ thống quan hệ ngoại giao hơn ứng viên mới chỉ có 2,3 kinh nghiệm làm việc. Do đó, du học sinh Việt Nam nên lựa chọn những công việc thuộc Nhóm B, C để thuận lợi nhất khi xin định cư và đảm bảo cơ hội định cư là cao nhất . Nhóm thợ tay nghề (chỉ yêu cầu ứng viên có bằng cao đẳng nghề hoặc có chứng nhận về đào tạo nghề là đã đủ điều kiện làm việc trong nhóm này. Hơn thế nữa, nhu cầu tuyển dụng lao động ở nhóm này luôn cao ở Canada và tỉ lệ định cư thành công ở nhóm công việc này trong năm 2015 chiếm đến 20% trong tổng số nghề nghiệp định cư thành công. Tại Canada có hơn 200 ngành nghề được phân loại là Trades theo 4 nhóm chính: Nhóm xây dựng: bao gồm các ngành nghề như thợ điện, mộc, ống nước, lắp đặt đường ống, hàn, vận hành thiết bị nặng, sơn…; Nhóm vận tải: bao gồm các ngành nghề như kỹ thuật viên dịch vụ ô tô, kỹ thuật viên hàng không, thợ sơn ô tô, kỹ thuật viên hệ thống nhiên liệu/ điện…; Nhóm sản xuất: bao gồm các ngành nghề như dập khuôn, cơ khí công nghiệp, gia công kim loại chính xác…; Nhóm dịch vụ: bao gồm các ngành nghề như làm vườn, đầu bếp, cắm hoa, tạo mẫu tóc… Trong 4 nhóm này thì nhóm ngành xây dựng có đông người nhất, chiếm khoảng 40-50% thợ tay nghề tại Canada.

 Có rất nhiều chương trình định cư Canada dành cho người lao động

Tại Canada có rất nhiều chương trình định cư Canada dành cho người lao động làm việc trong ngành nghề thuộc nhóm B, C. Hơn thế nữa, nhu cầu tuyển dụng lao động ngành trades dần lấn chiếm trong danh mục ưu tiên do sự thiếu hụt nhân lực ngành này càng ngày càng lớn. Theo số liệu thống kê trong tài liệu hướng nghiệp cho học sinh trung học tỉnh bang Ontario năm 2017

Nắm bắt được điều này, du học sinh Việt Nam cần lựa chọn ngành học và bậc học phù hợp từ lúc du học để thuận lợi xin được một công việc thuộc nhóm B, C.

Để làm những công việc thuộc nhóm B, C ứng viên chỉ cần tốt nghiệp một trong các chương trình sau tại Canada: cao đẳng (2-3 năm), các khóa dự bị thạc sĩ (1 năm) hoặc các chương trình cấp chứng chỉ (Postgraduate).

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Miền đất hứa cho ước mơ du học và định cư Canada

Tags

Không phải ngẫu nhiên mà tỉnh bang Ontario luôn là lựa chọn hàng đầu của du học sinh quốc tế khi nhắc tới du học Canada. Tự hào là tỉnh bang trung tâm – Nơi toạ lạc của thủ đô Ottawa cũng như thành phố lớn nhất cả nước: Toronto, Ontario ngày càng chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ bởi những điều kiện thuận lợi dành cho người nước ngoài như Chính sách du học CES, thực tập hưởng lương với mức thu nhập tốt và cơ hội định cư Canada cực kì rộng mở.

Ontario - Trung tâm học thuật của toàn Canada

Nói đến Ontario là nói tới sự lựa chọn đa dạng về các trường Cao đẳng – Đại học TOP đầu của toàn Canada cũng như khu vực Bắc Mỹ nói chung. 30% các trường Đại học hàng đầu Canada được đặt tại Ontario, ví dụ như: Đại học Toronto, Đại học Tây Ontario, Đại học Queen’s, Đại học York... Không chỉ vậy, trong bối cảnh chương trình Du học không chứng minh tài chính (CES) đang “nóng” hơn bao giờ hết thì Ontario chính là ngôi nhà của gần 1 nửa các trường thuộc danh sách CES (18 trường và còn tiếp tục tăng lên). Điều kiện sơ lược để có thể Du học không chứng minh tài chính (Tỉ lệ chấp thuận visa lên tới hơn > 90%)  tại Ontario:

Mức thu nhập tốt và cơ hội định cư Canada cực kì rộng mở


Đăng kí theo học 1 trong 18 trường tại Ontario thuộc danh sách CES và đóng trước 1 năm học phí
Mua giấy chứng nhận Đầu tư Đảm bảo (GIC) với giá trị 10.000 CAD để đảm bảo chi trả sinh hoạt phí năm đầu tại Canada
Ielts tối thiểu đạt 5.0 trở lên (Không kỹ năng nào dưới 4.5)

Bằng cấp/Chứng chỉ do các trường Đại học – Cao đẳng tại Ontario được công nhận trên toàn Thế giới. Sẽ là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng nếu bạn có một tấm bằng tốt nghiệp được cấp tại “Cái nôi” học thuật của Canada. Bên cạnh đó, tại Ontario, bạn sẽ tìm được tới 18.000 khoá học bậc Cao đẳng/Đại học mà đại đa số đều hướng đến tính thực tiễn cao nhất nhằm chuẩn bị tốt nhất cho sinh viên phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai.

Cơ hội định cư Canada luôn rộng mở sau khi tốt nghiệp

Ontario là tỉnh bang sầm uất, phát triển sôi động bậc nhất Canada và Bắc Mỹ về Kinh tế với những thành phố nổi tiếng: Toronto – Trung tâm tài chính quốc gia, Ottawa – Thủ đô lập pháp, chỉ riêng hai thành phố này đã đón tới hơn 1.100 Công ty/Tập đoàn đa quốc gia với nhiều lĩnh vực khác nhau. Là tỉnh đông dân nhất của Canada, gần 40% dân số Canada nằm ở Ontario, Ottawa và thành phố lớn nhất của nó, Toronto. Trong nhiều khía cạnh, Ontario là trung tâm của đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Canada, là đích đến phổ biến nhất của Canada dành cho người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.

Cơ hội định cư Canada luôn rộng mở sau khi tốt nghiệp

Chương trình đề cử tỉnh Ontario được gọi là Chương trình nhập cư Nominee Ontario (OINP), mà tiền thân là Chương trình đề cử Opporunities Ontario tỉnh (OOPNP). Thông qua chương trình này, người nhập cư với các kỹ năng và kinh nghiệm mục tiêu của tỉnh có thể nhận được một giấy chứng nhận đề cử tỉnh bang Ontario, mà sẽ cho phép quốc gia nước ngoài để áp dụng cho Canada Permanent Residence với thời gian xử lý được nhanh hơn so với các chương trình định cư Canada. Đây chính là cơ hội có các sinh viên quốc tế bởi nhu cầu nhân lực chất lượng cao tại đây vô cùng lớn.  Theo số liệu của Chính quyền tỉnh bang Ontario, tỉ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm phù hợp luôn trên 80%, chất lượng nhân sự cũng ngày càng tăng nhanh.

Năm 2016, GDP của Canada là khoảng 1.53 nghìn tỷ USD, trong đó Ontario đóng góp tới gần 40% - Dẫn đầu toàn quốc về năng lực kinh tế. Đồng thời tỉnh bang này cũng là nơi có gần 50% dân số làm việc trong các ngành mũi nhọn như: Kinh tế tài chính, Công nghệ cao, Dịch vụ…Mức lương trung bình tại Ontario cũng thuộc hàng “TOP” tại Canada với mức trung bình quanh khoảng từ 50.000 – 60.000 CAD, với một số vị trí quản lí, mức lương này thậm chí có thể gấp 2 đến 3 lần (Theo Payscale).

Định cư Canada sau Tốt nghiệp – Đích đến cao nhất cho mọi ước mơ du học    

Ontario là một tỉnh bang vô cùng phù hợp cho việc định cư Canada sinh sống lâu dài bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Bạn có thể lựa chọn tham gia chương trình định cư theo diện tay nghề của tỉnh bang (Ontario Immigrant Nominee Program- OINP) hoặc Express Entry của toàn Canada. Những chương trình này đều có điểm chung là khuyến khích, thu hút lực lượng lao động nước ngoài chất lượng cao đã được đào tạo tại Canada.

Ontario là một tỉnh bang vô cùng phù hợp cho việc định cư Canada


Cụ thể hơn, sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học/Sau Đại học tại Ontario sẽ được quyền xin cấp phép ở lại từ 1 đến 3 năm, sau tối thiểu 1 năm làm việc toàn thời gian, du học sinh tiếp tục có quyền nộp đơn xin định cư.

Chương trình Thực tập hưởng lương tại George Brown College – Lời giải cho bài toán tiết kiệm chi phí du học

Trường George Brown College là 1 trong số 45 trường thuộc danh sách du học định cư Canada CES – Ưu tiên Không chứng minh tài chính. Đây cũng chính là trường công lớn và uy tín bậc nhất Canada với hơn 25.000 sinh viên theo học, trong đó có tới 3.000 du học sinh tới từ hơn 100 quốc gia. Điểm nổi bật nhất của trường chính là Đa dạng ngành học và Chương trình thực tập hưởng lương.

George Brown College (GBC) đào tạo hơn 150 chương trình mang tính thực tiễn cao như Kinh doanh, Tài chính, Du lịch khách sạn, Xây dựng, Truyền thông... giúp sinh viên đáp ứng tốt mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng. Với lợi thế là một trường tổng hợp, GBC đưa ra cho sinh viên nhiều sự lựa chọn cả về hình thức đào tạo như các khoá ngắn hạn, chứng chỉ, Cử nhân hoặc Chuyển tiếp vào một trường Đại học đối tác.

Nhắc đến George Brown là nhắc tới chương trình Thực tập hưởng lương (Co-op) nổi tiếng


Nhắc đến George Brown là nhắc tới chương trình Thực tập hưởng lương (Co-op) nổi tiếng. Đây là chương trình kết hợp giữa những kiến thức học tập trên lớp cùng với thực tiễn kinh nghiệm làm việc. Điểm đặc biệt ở đây chính là sinh viên không phải tự đi tìm việc mà sẽ được GBC hỗ trợ tìm và sắp xếp cho công việc phù hợp theo ngành học. Một số ngành được sắp xếp chương trình Co-op gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Du lịch khách sạn,... Mức lương Co-op dành cho sinh viên có thể từ 15 -> 25 CAD/giờ. Thu nhập từ chương trình Co-op có thể giúp sinh viên trang trải sinh hoạt phí kì học tiếp theo hoặc hỗ trợ phần nào tiền học phí.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Những chính sách cho du học sinh muốn định cư Úc

Tags

Du học sinh Việt Nam tốt nghiệp hàng năm đều có nhu cầu tìm việc làm và mong muốn định cư Úc. Tuy nhiên, để được ở lại làm việc là định cư Úc không hề dễ dàng, thông thường sinh viên phải xin được thường trú thì mới được phép ở lại. Và định cư Úc theo diện tay nghề là phương án lựa chọn kinh tế và phổ biến nhất hiện nay. Chính phủ Úc đã đưa ra một số thay đổi đối với chương trình định cư diện tay nghề và những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến du học sinh quốc tế đang và sẽ học tập tại Úc như thế nào?

Mỗi năm, chính phủ Úc luôn cập nhật những ngành nghề đang thiếu nhân lực, được ưu tiên việc làm và có cơ hội định cư cao tại danh sách tay nghề định cư SOL. Danh sách mới cũng được công bố và có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.Trong đó, nằm trong danh sách tay nghề định cư SOL này vẫn là những ngành nhiều du học sinh Việt theo học, như;
– Kế toán (Accountant, Management Accountant, Taxation Accountant)
– Y tá (Nurse Practitioner, Registered Nurse)
– Một số chuyên ngành IT Úc vẫn cần (ICT Business Analyst, Systems Analyst, Developer Programmer, Software Engineer, Computer Network & Systems Engineer, Telecommunications Engineer, Telecommunications Network Engineer…)

Du hoc sinh đều có nhu cầu tìm việc làm và mong muốn định cư Úc
 Những nhóm ngành mà Bộ giáo dục Úc hồi đầu năm cho rằng đã đủ người hoặc nhu cầu sẽ giảm như: Bác sĩ gia đình (General Practitioner), Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa (Obstetrician & Gynaecologist), Chuyên viên Nhãn khoa (Optometrist), Chuyên viên Vật lý trị liệu (Physiotherapist) nhưng vẫn còn trong danh sách tay nghề định cư SOL 2016 – 2017.
Trong khi Nha sĩ (Dentist), Giáo viên Tiểu học (Primary School Teacher), Dược sĩ (Hospital/ Industrial/ Retail Pharmacist), Chuyên gia dinh dưỡng về ăn kiêng (Dietitian), Chuyên viên làm web (Web developer)… đã rớt xuống, nằm trong danh sách Danh sách Tay nghề Định cư Cần Bảo trợ CSOL.

Để tăng cơ hội định cư, bạn có thể theo học chương trình EAA Professional year Engineering là chương trình học đặc biệt dành cho các bạn du học sinh đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tại Úc, với điều kiện là có IELTS 6.0 và có visa 485 và visa còn hiệu lực trên 12 tháng.

Vậy thì với trường hợp của bạn Hồng Đăng, bạn đã tốt nghiệp cử nhân ngành Engineering tại Úc, IELTS 6.5, bạn có visa 485 và visa của bạn còn hiệu lực trên 12 tháng thì bạn đã đủ điều kiện để theo học chương trình này. Sau khi học xong khoá này bạn sẽ được:

– Học văn hóa giao tiếp, ứng xử trong môi trường làm việc với đồng nghiệp và khách hàng một cách chuyên nghiệp.
– Lên kế hoạch phát triển sự nghiệp
– Học cách tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp
– Làm quen với văn hóa ứng xử trong công việc cũng như văn hóa công ty
– Thành thạo các ứng dụng phục vụ công việc như kỹ năng thuyết trình, nghe, nói
– Hiểu được những quyền lợi của nhân viên khi làm việc định cư Úc
– Hiểu được quy trình tuyển dụng và yêu cầu của công việc để có thể chuẩn bị kỹ hơn các kỹ năng trong việc viết CV, phỏng vấn và tìm công việc phù hợp

Hiểu được những quyền lợi của nhân viên khi làm việc định cư Úc


Những thay đổi trong Danh sách Tay nghề định cư Úc

Bộ Di trú Úc vừa công bố những thay đổi đáng kể đối với Danh sách Tay nghề Định cư (SOL), nhằm tương thích với loại visa TSS mới thay thế cho visa 457.Theo trang mạng của Bộ Di trú Úc, kể từ ngày 19/4/2017, visa định cư Úc 457 sẽ được thay thế bằng visa TSS (Temporary Skill Shortage), có thời hạn 2 hoặc 4 năm, và áp dụng chính thức từ tháng 3/2018.

Cùng lúc đó, Danh sách Tay nghề Định cư (Skilled Occupations List – SOL) sẽ được thay thế bằng Danh sách Tay nghề Chiến lược Trung và Dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List – MLTSSL), áp dụng cho các loại visa 189, 489 và 485 (Graduate Work Stream).

Bên cạnh đó, Danh sách Tay nghề Cần bảo trợ (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL)sẽ được đổi thành Danh sách Tay nghề Tổng hợp (Combined List of Eligible Skilled Occupations), bao gồm Danh sách Tay nghề Ngắn hạn (Short-term Skilled Occupation List – STSOL) và một số ngành nghề trong MLTSSL, áp dụng cho các loại visa 186, 190, 489 và 407.

Visa định cư Úc 457 sẽ được thay thế bằng visa TSS

Như vậy, tất cả hồ sơ visa định cư ÚcTSS (tên gọi mới của 457) nộp từ ngày 19/4/2017 trở đi sẽ phải có ngành nghề nằm trong danh sách STSOL hoặc MLTSSL. Nếu ngành của bạn nằm trong STSOL, thì visa TSS của bạn chỉ có thời hạn 2 năm, có thể gia hạn thêm 1 lần, nhưng không thể xin PR thông qua visa 186 hoặc 187.

Nếu ngành của bạn nằm trong MLTSSL, thì visa TSS của bạn sẽ có thời hạn 4 năm, được xin visa định cư Úc 186 hoặc 187 sau 3 năm có visa TSS (tức tăng thêm 1 năm so với 457).Những ai đang có ý định nộp visa 457, thì kể từ ngày 19/4/2017, chỉ có thể nộp cho các ngành trong danh sách STSOL hoặc MLTSSL.Xem Danh sách Tay nghề Chiến lược Trung và Dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List – MLTSSL), áp dụng từ 19/4/2017.

Bạn sẽ có thời hạn 4 năm, được xin visa định cư Úc 186 hoặc 187

200 ngành nghề đã bị loại bỏ khỏi Danh sách Tay nghề Tổng hợp kể từ 19/4/2017.Nếu ngành nghề của bạn nằm trong nhóm này, và bạn đã nộp visa định cư Úc 457 mà chưa có quyết định vào ngày 18/4/2017, thì hồ sơ của bạn sẽ không được xét duyệt nữa, và bạn có thể xin hoàn tiền lệ phí nộp hồ sơ.Những ai chưa nộp hồ sơ visa 457 thì vẫn có thể nộp nếu ngành của bạn nằm trong STSOL hoặc MLTSSL.