Nhiều bạn trẻ nỗ lực để có thể theo học và cố gắng bám trụ định cư Úc
- quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Nhưng cuộc sống xứ người với khó
khăn tài chính và nỗi cô đơn khiến họ suy sụp.
Khó khăn về tài chính khi du học định cư Úc
Sau 3 tháng đến đây du hoc, Singh
không kiếm nổi việc làm thêm để trang trải chi phí học tập tại Đại học La
Trobe. Khó khăn tài chính khiến cậu mắc chứng trầm cảm và quyết định kết thúc
cuộc đời khi mới ngoài 20 tuổi.Gurjinder Singh không phải là du học sinh duy nhất
gặp vấn đề về tài chính dẫn đến chứng trầm cảm.
Hàng năm, sinh viên quốc tế đóng
góp khoảng 8 tỷ bảng vào nền kinh tế nước này. Mức học phí cao dường như chỉ
phù hợp các cậu ấm cô chiêu. Đối với những sinh viên xuất thân từ gia đình bình
thường, những năm tháng du học ở Anh thực sự là cuộc chiến sinh tồn.
Nhiều bạn trẻ nỗ lực để có thể theo học và cố gắng bám trụ định cư Úc |
Một sinh viên người Nepal theo học ngành Chính trị học Quốc tế tại Đại học Middlesex ở thành phố London từng cảm thấy du học là một điều tuyệt vời. Trong những ngày đầu sang Anh, cô cảm thấy vui mừng khi ước mơ thành hiện thực, được thăm các địa danh nối tiếng, tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, cô nhanh chóng nhận ra, đối với phần lớn du học sinh học tập định cư Úc, những câu chuyện cổ tích dễ dàng biến thành cơn ác mộng.
Cô sống trong căn phòng chật hẹp
suốt hai năm vì nguồn tài chính hạn hẹp, mỗi ngày phải vượt qua chặng đường dài
để đến trường.Suresh, một sinh viên khác đến từ Nepal, sống ở phía nam thành phố
London. Anh cảm thấy bị lừa khi đến nhập học và nhận ra ngôi trường chỉ nằm
trong một căn hộ.
"Những gì họ giới thiệu trên
Internet hoàn toàn khác. Tôi không thể tiếp tục theo học trường đó. Giáo viên dở
tệ, không có cơ sở hạ tầng hay thư viện. Tôi mất hết ý chí học tập và mất luôn
5.000 bảng bố mẹ đã bỏ ra để tôi du học", Suresh nói."Tôi không thể học
tốt tại trường. Tôi cũng không thể trở lại Ấn Độ. Tôi sẽ nói gì với gia đình và
bạn bè đây? Chẳng lẽ bảo với họ rằng, đại học tại một trong những nước giàu nhất
thế giới không đáng một xu?", cô nói.
Kala Opusunju, du học sinh tại Đại
học Middlesex, gặp rắc rối về tài chính lẫn tình cảm. Cô cảm thấy cô đơn khi
gia đình không bên cạnh để khuyến khích hay hỗ trợ. Kala không tìm nổi việc làm
thêm để giảm bớt gánh nặng. Cuộc sống của cô phụ thuộc hoàn toàn vào tiền bố mẹ
gửi từ Nigeria.
"Tôi ước gia đình ở Anh để
tôi có thể về thăm họ, ở lại nhà trong một khoảng thời gian và trở về đây mỗi
khi cần. Hầu hết du học sinh đến từ Nigeria đều mắc chứng trầm cảm sau khi đến
đây", cô nói.
Du học sinh học tập định cư Úc, những câu chuyện cổ tích dễ dàng biến thành cơn ác mộng. |
Trầm cảm khi gặp nỗi cô đơn
Khó khăn tài chính, bị cô lập, chứng
trầm cảm là những vấn đề du học sinh thường gặp phải. Nhiều người vượt qua để
tiếp tục học tập, xây dựng tương lai thành công, nhưng cũng không ít người từ bỏ
ước mơ, trở về nước.
Thậm chí, một số người không tìm
thấy lối thoát sau khi thực tế tàn khốc phá vỡ mộng du học và tìm đến cái chết.
Vì thế, du học định cư Úc thực ra không hào nhoáng, đẹp đẽ như hầu hết mọi người, đặc biệt
là các bậc phụ huynh vẫn tưởng.
Du học định cư Úc thực ra không hào nhoáng, đẹp đẽ như hầu hết mọi người vẫn tưởng |
Rào cản về ngôn ngữ, sốc văn hóa
hay cám dỗ từ những việc làm thêm có mức lương cao... là những yếu tố làm các
du học sinh bị sao nhãng việc học.
Với phần đông sinh viên Việt Nam,
ngoại ngữ là một trong những vấn đề lớn nhất khi đi du học. Hoàng Ngọc Thanh Thảo,
sinh viên năm nhất khoa kinh doanh (Diploma of Business) tại ĐH James Cook,
Brisbane, Australia cho biết, khi còn ở Việt Nam đã học 2 năm tại trường quốc tế,
em vẫn gặp khó khăn về ngôn ngữ khi đến du học định cư Úc
"Khi giao tiếp với người bản
xứ, tôi vẫn không hiểu họ nói những gì, nhất là những người lớn tuổi. Hơn nữa,
có những từ dùng trong đời sống hằng ngày, rất hiếm khi thấy trong sách vở nên
nghe lần đầu sẽ không biết là gì", Thanh Thảo chia sẻ.
Nữ sinh này đưa ra ví dụ từ
"top up" là nạp tiền điện thoại, xe buýt. Hay từ "dine in"
là dùng cho việc "ăn tại chỗ", mà người Việt ít khi sử dụng như từ
"take away" là "mang đi"... Để giải quyết khó khăn, Thảo chọn
cách nghe radio thường xuyên, lân la làm quen với mọi người xung quanh, trao đổi,
trò chuyện càng nhiều càng tốt.
Thói quen sinh hoạt là vấn đề không nhỏ đối với du học sinh Việt Nam khi du học định cư Úc. |
Thói quen sinh hoạt là vấn đề
không nhỏ đối với du học sinh Việt Nam khi du học định cư Úc. Khi còn ở trong nước, các bạn quen với
việc bước ra đường là có xe hoặc có người chở, nhưng khi sang nước ngoài,
phương tiện chủ yếu là xe buýt và đi bộ. Điều này khiến các bạn phải mất thời
gian dài mới làm quen được.
"Việc phải đi bộ quá nhiều
hay khó khăn trong việc bắt xe buýt khiến em từng cảm thấy rất đuối và nản.
Ngay cả khi đã thích nghi rồi cũng không thể di chuyển nhanh nhẹn như người bản
xứ", nữ sinh Thanh Thảo chia sẻ.
Thảo cũng lưu ý thói quen không
có lợi của một số sinh viên Việt Nam là ngại ngùng, không biết cũng không dám hỏi,
bởi như thế người bản xứ không biết và không thể giúp đỡ.
"Một số bạn còn giữ thói
quen ở trong nước là giúp người. Nhưng sang du học định cư Úc đó là điều không nên vì
văn hóa và pháp luật của họ rất khác. Ví dụ khi nhìn thấy một bé gái bị té giữa
đường mà không thấy bố mẹ của chúng, theo phản xạ, bạn sẽ đi tới và đỡ em bé đứng
lên. Nhưng điều đó sẽ làm hại chúng ta, vì phụ huynh của em bé đó có thể kiện bạn
làm té em bé", Thảo nói.
Các du học sinh cũng rút được
kinh nghiệm, nếu đã quyết định du học định cư Úc thì cần chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết.
Đơn giản nhất là việc nấu ăn, vì điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Thứ hai là
phải rèn luyện tính tự lập. Khi sống một mình ở nước lạ, mỗi người luôn sẵn
sàng ở tư thế chủ động, nhanh nhẹn ứng biến mọi hoàn cảnh.
Sau khi đã thích nghi được với
môi trường mới, đa phần du học sinh đều đối mặt với trở ngại về tài chính. Lúc
này, công việc làm thêm để trang trải tiền học, chi phí sinh hoạt trở thành mối
quan tâm hàng đầu của các bạn.
Du học sinh có thể kiếm được
trung bình 15 đến 30 đôla Australia/giờ, số tiền khá cao so với thu nhập ở Việt
Nam. Đây là những công việc phổ thông như phục vụ nhà hàng, tiệm cà phê, phụ
giúp việc trong nông trại... và thường dễ xin được. Thậm chí, một số bạn đi làm
thêm vượt số giờ quy định của Chính phủ Australia dành cho sinh viên. Sa đà vào
việc kiếm tiền mà buông lơi việc học làm không ít sinh viên không theo kịp khóa
học, đành phải bỏ nửa chừng.
"Có bạn đi làm thêm không phải
vì thiếu tiền học mà vì muốn có thật nhiều tiền để mang về Việt Nam sinh sống",
anh Hùng nghiên cứu sinh tại ĐH Sunshine Coats cho biết. "Thay vì dành nhiều
thời gian đi làm thêm, các bạn sinh viên nên tập trung nhiều hơn cho việc học để
có kết quả cao và lấy học bổng của nhà trường. Điều đó có lợi hơn vì được cả kiến
thức lẫn kinh phí trang trải cho sinh hoạt", anh nói.
EmoticonEmoticon