Bảo lãnh anh chị em ruột là
chương trình bảo lãnh thuộc diện F (Family). Hiện tại chương trình bảo lãnh anhchị em ruột sang Mỹ vẫn đang được chính phủ Mỹ thực hiện đối với các hồ sơ tại Việt
Nam. Chương trình được biết đến với cách khác là bảo
lãnh diện F4.
Hồ sơ cần thiết để nộp đơn bảo lãnh anh chị em ruột đi Mỹ
Để hoàn tất quá trình bảo lãnh anh
chị em định cư Mỹ, người bảo lãnh cần phải nộp những đơn từ và giấy tờ sau:
-
Đơn I-130 (không cần phải nộp đơn I-130 riêng cho vợ, chồng hoặc con cái còn
độc thân dưới 21 tuổi của người được bảo lãnh).
-
Bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh (chứng minh ít
nhất có một cha (hoặc mẹ) chung)
-
Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sanh Hoa Kỳ
-
Bản sao giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có)
Trường hợp bảo lãnh anh chị em thông
qua quan hệ con nuôi, con của cha mẹ kế hoặc cùng cha khác mẹ.
Nếu người bảo lãnh và anh chị em của
mình có mối quan hệ thông qua hình thức con nuôi, vui lòng nộp:
-
Một bản sao của Nghị định nhận con nuôi cho thấy rằng việc nhận nuôi đã diễn ra
trước khi người bảo lãnh hoặc anh chị em (người con nuôi) được 16 tuổi.
-
Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có quan hệ thông qua hình thức cha mẹ
kế, cũng xin vui lòng nộp:
-
Bản sao ly hôn của cha /mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế với cuộc hôn nhân trước.
-
Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha /mẹ kế với cha/mẹ ruột (áp dụng giới
hạn độ tuổi đối với con riêng)
Nếu người bảo lãnh và anh chị em của
mình có cùng cha ruột nhưng khác mẹ ruột (tức là anh chị em cùng cha khác mẹ)
xin vui lòng nộp:
-
Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha với mỗi người mẹ
-
Bản sao ly hôn của cha với người vợ trước.
Nếu hồ sơ bảo lãnh anh chị em bị
“treo” hơn 5 tháng thì gia đình chị có thể làm những việc sau đây để yêu cầu
Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ xét duyệt:
-
Viết thư hoặc e-mail thường xuyên, khoảng 1 tuần 1 lần, gửi đến Lãnh Sự Quán
Hoa Kỳ hỏi về tình trạng hồ sơ của mình.
-
Đến trực tiếp tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ để hỏi về trường hợp hồ sơ của mình.
-
Liên lạc Thượng Nghị Sỹ của tiểu bang hoặc dân biểu của quận hạt (district)
người bảo lãnh đang sinh sống và yêu cầu họ viết thư yêu cầu Lãnh Sự Quán trả
lời về tình trạng hồ sơ.
-
Nên lưu lại thời gian và nội dung của tất cả những lần liên lạc cùng Lãnh Sự
Quán để giúp chứng minh rằng gia đình chị rất quan tâm về tình trạng hồ sơ của
mình.
Thông thường thì Lãnh Sự Quán sẽ trả
lời rằng hồ sơ này cần thêm thời gian để xét duyệt vì hiện nay Lãnh Sự Quán có
rất nhiều hồ sơ phải xét duyệt, hoặc nhiều lúc Lãnh Sự Quán sẽ không trả lời
những thắc mắc của gia đình, nếu gia đình không nhờ được sự can thiệp của
thượng nghĩ sỹ hoặc dân biểu yêu cầu Lãnh Sự Quán trả lời.
Song song với việc yêu cầu Lãnh Sự
Quán xét duyệt hồ sơ thì người bảo lãnh và gia đình nên chuẩn bị những câu trả
lời về mối quan hệ gia đình mình cho thật cụ thể và chính xác, ngay cả người
bảo lãnh cũng phải biết những thông tin về nhân thân và mối quan hệ của vợ
chồng chị, để khi Lãnh Sự Quán điều tra hồ sơ của gia đình chị thì tất cả mọi
thành viên trong gia đình đều sẽ cung cấp thông tin nhất quán. Điều này sẽ giúp
gia đình chị vượt qua được cuộc điều tra mà Lãnh Sự Quán sẽ tiến hành trong
thời gian sắp tới.
EmoticonEmoticon