Mỗi quốc gia có một hệ
thống luật pháp hôn nhân riêng, nếu hôn nhân được tiến hành tại cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước Việt Nam thì người nước ngoài cũng phải tuân theo các quy định
về trình tự thủ tục, pháp lý khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Chứng nhận độc thân
trước khi đăng ký kết hôn
- Hai bên cần ra UBND phường/
xã nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú để xin bản mẫu giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân theo mẫu.
- Mỗi người phải điền
đầy đủ thông tin vào tờ khai riêng của mình, sau đó mang tờ khai và chứng minh
thư/hộ chiếu, hộ khẩu thường trú /tạm trú dài hạn tới Ủy ban nhân dân phường/
xã để người có thẩm quyền xác định tình trạng hôn thân cho từng người.
- Đối với các công dân
không sống tại quê hương mà làm việc và đã đăng ký tạm trú tại nơi khác, thủ tục
xác nhận tình trạng hôn nhân phải được thực hiện tại quê nhà nơi bạn đã đăng ký
hộ khẩu thường trú. Những công dân Việt Nam sống tại nước ngoài có thể xác nhận
tình trạng hôn nhân tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước mà người
đó đang cư trú.
- Đối với công dân đã
kết hôn, nhưng đã ly hôn, khi tới làm thủ tục xác nhận tình trạng hôn thân phải
mang theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa về việc ly hôn cùng với giấy
đăng ký kết hôn cũ. Trong trường hợp người có chồng /vợ đã mất, người cần chứng
nhận độc thân phải mang theo bản sao Giấy khai tử và đăng ký kết hôn.
- Sau khi đã nhận đủ
giấy tờ và hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường hoặc viên chức
Lãnh sự sẽ ký và cấp cho bạn Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần
xác minh trước khi chứng nhận độc thân thì thời gian giải quyết là 5 ngày làm
việc.
- Giấy chứng nhận hôn thân chỉ có giá trị không quá 180 ngày kể từ ngày xác nhận, nên khi quyết định tiến tới hôn nhân và làm thủ tục đăng ký kết hôn bạn mới nên hoàn thành thủ tục và xin xác nhận.
- Giấy chứng nhận hôn thân chỉ có giá trị không quá 180 ngày kể từ ngày xác nhận, nên khi quyết định tiến tới hôn nhân và làm thủ tục đăng ký kết hôn bạn mới nên hoàn thành thủ tục và xin xác nhận.
Cơ quan tiếp nhận
và giải quyết hồ sơ
Uỷ ban nhân dân cấp quận/
huyện nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Đối với công dân Việt
Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đã đăng ký tạm trú có thời
hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì Ủy Ban Nhân Dân cấp quận/ huyện
nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa
người đó với người nước ngoài.
Đối với người nước
ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì Ủy Ban Nhân Dân cấp quận/
huyện nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện đăng ký kết hôn.
Thành phần hồ sơ
- Mỗi bên bắt buộc phải
làm tờ khai đăng ký kết hôn, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ
tên của người làm Tờ khai. Trường hợp cả hai bên có mặt khi nộp hồ sơ thì chỉ cần
làm một Tờ khai đăng ký kết hôn, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký và ghi
rõ họ tên của hai người.
- Giấy xác nhận tình
trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của
công dân Việt Nam được cấp chưa quá 180 ngày tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ
chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của
nước mà người đó là công dân cấp không quá 180 ngày, tính đến ngày nhận hồ sơ,
xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc có chồng.
- Giấy xác nhận của tổ
chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng
- Bản sao một trong
các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có
giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài
và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).
- Bản sao sổ hộ khẩu
hoặc Sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc
Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm
trú tại Việt Nam).
EmoticonEmoticon