Visa L có mấy loại
Visa L-1
Visa không định cư Mỹ L-1 là visa hoán chuyển nội bộ
công ty, tức là nhân viên của một công ty quốc tế được thuyên chuyển sang công
ty mẹ, văn phòng chi nhánh hoặc cùng một công ty tại Mỹ hoặc mua lại doanh nghiệp
đang hoạt động tại Mỹ. Công ty quốc tế này có thể là công ty Mỹ hoặc một công
ty nước ngoài.
Visa
L2
Là
loại visa dành cho vợ/ chồng, con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn hoặc người
đã được cấp visa L1 hoặc L-1A. Họ có thể đi cùng với đương đơn sang Hoa Kỳ để
sinh sống, làm việc và học tập. Thời hạn của visa L2 thông thường bằng với thời
hạn của visa L- 1B hoặc L-1A.
Yêu
cầu chính của L-1B và L- 1A
+
Đương đơn phải làm việc cho doanh nghiệp tại Việt Nam ít nhất là từ 1 năm trở
lên trong 3 năm gần nhất .
+
Phải có bằng cấp chuyên môn hoặc kinh
nghiệm quản lý điều hành.
Doanh
nghiệp Việt Nam thường đầu tư sang Hoa Kỳ dưới các hình thức đầu tư sau đây:
+
Thành lập chi nhánh (Branch Office)
+
Thành lập công ty con trực thuộc (Subsidiary)
+
Đầu tư doanh nghiệp mới tại Hoa Kỳ với nhà đầu tư Hoa Kỳ dưới các hình thức
Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) hay Công ty cổ phần (Coperation)
+
Thành lập Công ty liên doanh/ liên kết (Partnerships).
Hiện
nay, không có hạn chế nào về loại hình của doanh nghiệp từ Việt Nam khi đầu tư
sang Hoa Kỳ, kể cả là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước (Government-Owned
Entities) hoặc các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận (Non-Profit Organizations)
Bí quyết xin thành công visa L
-
Giữa công ty tại Mỹ và công ty tại Việt Nam phải có mối quan hệ mật thiết. Mối
quan hệ mật thiết này được hiểu là công ty tại Mỹ là công ty con, chi nhánh của
công ty Việt Nam hay ngược lại, và có mối quan hệ chi phối, ràng buộc rõ ràng,
cụ thể trong việc quản lý, điều hành, các vấn đề về tài chính, kinh doanh, thuế,
… Các mối quan hệ ràng buộc này phải thể hiện bằng văn bản như quyết định thành
lập công ty con, chi nhánh, báo cáo tài chính, hồ sơ thuế, ….
-
Công ty tại Mỹ và công ty tại Việt Nam phải có hoạt động kinh doanh thực tế. Điều
này có nghĩa là phải có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, và phải có doanh
thu. Thường Sở Di trú hay chú ý đến thời gian hoạt động của công ty mẹ, và thời
gian hoạt động từ 01 năm trở lên là có thể thỏa mãn yêu cầu.
-
Người xin cấp visa L phải làm việc liên tục cho công ty mẹ ở Việt Nam ít nhất từ
01 năm trở lên, và phải giữ chức vụ từ trưởng phòng trở lên. Bằng cấp và kinh
nghiệp làm việc là chứng cứ thuyết phục, tuy không bắt buộc. Để thuyết phục được
Sở Di trú, công ty cần phải cung cấp bằng chứng như bản đồ vị trí chức vụ trong
công ty, bảng phân công công việc cụ thể, bảng lương, bảng mô tả công việc của
người xin visa, … trong đó có thể hiện cụ thể và chi tiết công việc quản lý của
họ.
Chứng
minh việc quản lý còn thể hiện thông qua trách nhiệm công việc của người xin
visa. Người này phải thể hiện trách nhiệm công việc đơn thuần chỉ là quản lý,
điều hành các nhân viên dưới quyền, và không thực hiện thường xuyên các công việc
của nhân viên cấp dưới.
EmoticonEmoticon