Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Giấc mơ định cư Mỹ và sự thống trị ngành làm móng của người Việt

Tags


Giới bình dân, người Việt mới định cư, du học sinh đi làm thêm... xem nghề này là cứu cánh để ổn định kinh tế, thực hiện được những ước mơ sáng lạn hơn.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nghề nail đã mang về cho cộng đồng người Việt định cư Mỹ luồng gió mới, là một nghề giúp người Việt “xóa đói, giảm nghèo” ngay trên đất Mỹ, khi mà tỉ lệ người Việt tốt nghiệp đại học là 23,6%, trên đại học là 7%, thấp hơn các sắc dân Châu Á ở Mỹ.Từ 20 phụ nữ đầu tiên học cách làm móng tay, ngày nay số lượng người Việt có chứng chỉ nghề nail tại Mỹ lên tới hơn 374.000 người.Theo tạp chí Nails, nghề làm móng (nail) bắt nguồn từ Trung Quốc và Ai Cập cổ đại. Người Việt tại Mỹ mới bắt đầu công việc ấy từ thập niên 70.

Người Việt định cư Mỹ phủ sóng nail trên đất Mỹ

Trước năm 1975, nghề nail gần như không hiện diện tại Mỹ. Do việc làm đẹp bộ móng tay chân thời đó khá đắt đỏ nên chỉ có những ngôi sao Hollywood mới sử dụng. Nhưng như một cái duyên, năm 1975 nữ diễn viên Tippi Hedren (Tại Việt Nam, khán giả yêu điện ảnh từng biết tới cô với vai diễn Martha Mears trong bộ phim Nữ bá tước ở Hồng Kông do Vua hề Charlie Chaplin đạo diễn) trong vai trò Ðại sứ từ thiện đã đến thăm một trại tị nạn người Việt ở Cali. Tippi Hedren, ngôi sao Hollywood, nhân vật chính trong bộ phim The Birdsnăm 1963, là người khởi xướng nghề nail cho cộng đồng người Việt. 40 năm trước, Hedren, khi đó là một điều phối viên về cứu trợ quốc tế, thăm Làng Hy Vọng ở thành phố Sacramento, bang California.

Trước năm 1975, nghề nail gần như không hiện diện tại Mỹ

Tại đây, bà gặp 20 phụ nữ Việt Nam. Khi thấy họ thích thú với bộ móng tay, Hedren nghĩ ngay tới việc giúp họ làm nghề nail. “Tôi nhận thấy những phụ nữ đó rất khéo tay. Tại sao họ không học sơn sửa móng?”, bà Hedren nói với Los Angeles Times trong một cuộc phỏng vấn năm 2008.

Mỗi tuần một lần, bà Hedren đưa thợ làm móng tới gặp nhóm người Việt để dạy nghề cho họ. Bà cũng yêu cầu họ học cách sơn phủ bóng - kỹ thuật giúp móng giả bền và trông tự nhiên hơn.Sau đó Ngôi sao Hollywood đã thuyết phục trường thẩm mỹ Citrus Heights Beauty gần thành phố Sacramento, bang California, nhận 20 phụ nữ gốc Việt làm sinh viên. Ðể có thu nhập ổn định, các tiệm nail thường tạo ra những khách hàng thân thiết. Thông thường một bộ móng được làm thì chừng 3 đến 4 tuần sẽ bắt đầu xuống nước sơn và biến dạng do sự phát triển của móng, khách hàng cần ghé tiệm làm lại. Với chi phí cho một bộ móng trung bình chừng 20- 40 đô-la, chỉ cần có chừng vài trăm khách hàng thân thiết là sống khỏe. Ðể mở rộng khách hàng, các tiệm nail thường khuyến mãi thêm như mat-xa chân, làm móng em bé miễn phí. Những chiêu khuyến mãi kiểu như thế rất được lòng khách để họ quay lại. Những em bé được làm móng miễn phí cũng sẽ là khách hàng tiềm năng sau này. 

Nghề nail đã mang về cho cộng đồng người Việt định cư Mỹ luồng gió mới

Đế chế ngành nail của người Việt

Advancebeautycollege.com"Người Việt sở hữu tiệm nail ở mọi nơi trên đất Mỹ, không khác gì những quán cà phê Starbucks hay quán ăn nhanh McDonald’s",  ông Alfred Osborn, một giáo sư thuộc Đại học California, nhận xét.

Theo số liệu của tạp chí Nails, 374.345 người gốc Việt tại Mỹ có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo chăm sóc móng - chiếm hơn 40% lực lượng làm nail trên toàn nước Mỹ. Chỉ riêng tại bang Miami và Florida, số tiệm nail do người Việt điều hành trong năm 2010 lần lượt là 279 và 1.152.
Trò chuyện với nhiều thợ nail họ đều thừa nhận nghề nail là nghề cứu cánh cho hàng vạn người Việt khi vừa đặt chân định cư Mỹ. Từ nghề nail, người thợ đã nhanh chóng tự lo cho gia đình mình có cuộc sống ổn định, mua được nhà cửa, xe cộ cũng như lo cho con cái học hành chữa bệnh chỉ trong vài năm đầu tiên đến Mỹ. Thậm chí đi xa hơn, từ nghề nail họ còn chăm lo được người thân ở Việt Nam có cuộc sống khá hơn. Anh Vinh Võ- Chủ tiệm nail tại New York chia sẻ: “Theo tôi tìm hiểu thì năm 2015, lượng kiều hối gửi từ Mỹ về Việt Nam lên đến khoảng 7 tỷ đô. Trong số này tôi tin những đồng tiền gửi được kiếm từ nghề nail không phải nhỏ đâu”.Tam Nguyen, một người Mỹ gốc Việt, thành lập trường dạy nghề thẩm mỹ Advance Beauty College (ABC) tại bang California vào năm 1987. Sau đó, ông mở thêm các cơ sở ở hai thành phố bang California là Garden Grove và Laguna Hills.“Hơn 30.000 kỹ thuật viên ngành nail đã tốt nghiệp trường của chúng tôi trong nhiều năm qua”, ông Nguyen cho biết.

Nghề nail là nghề cứu cánh cho hàng vạn người Việt khi vừa đặt chân định cư Mỹ

Andy Nguyen, một nhà sản xuất phim từng nhận bằng làm móng chuyên nghiệp tại bang Florida, cho biết: “Tôi sống cùng cộng đồng người Việt. Mọi người tại nhà thờ mà tôi thường tới đều làm trong ngành. Nó dường như là một giấc mơ của người Việt khi tới Mỹ. Họ muốn có thu nhập và lái những xe hơi đẹp”, Nguyen nói.

Đối với nhiều người, cửa tiệm nail mang lại cho họ nhiều cơ hội. Các nhân viên vừa sống cùng bạn bè hoặc người thân trong khi vẫn có thể tích lũy kinh nghiệm để kiếm chứng chỉ. Khi tiết kiệm đủ tiền, họ mở cửa hiệu riêng.

“Tôi chọn nghề làm móng vì công việc không đòi hỏi bằng cấp cao, không cần nhiều vốn và tôi còn có thể giúp những người Việt khác ở Mỹ tìm việc”, anh Thanh Huynh, chủ tiệm Expo Nail ở phía tây nam quận Miami-Dade, bang Florida, cho biết. Kế hoạch của anh Huynh là trở thành chủ của một salon lớn. "Tôi sẽ tiết kiệm tiền để thực hiện ước mơ", anh nói với với Seattle Times.Trong khi đó, anh Hieu Truong mở tiệm T-Nails ở vùng Kendall năm 2006 sau thời gian dài làm thuê cho các tiệm ở bang Minnesota và California. Giờ anh và vợ là chủ một tiệm chăm sóc móng với 7 nhân viên.

“Nghề nail giúp nhiều người Việt tới Mỹ ổn định cuộc sống. Nhưng thế hệ thứ hai như con tôi chắc sẽ không chọn nghề vì bọn trẻ có bằng cấp và giỏi tiếng Anh. Chúng có thể tìm những công việc khác tốt hơn”, anh Truong tâm sự.Trong năm 2014, tổng giá trị của ngành công nghiệp nail tại Mỹ là 8,5 tỷ USD, theo số liệu của tạp chí Nails.

Từ nghề nail, người thợ đã nhanh chóng tự lo cho gia đình mình có cuộc sống ổn định, mua được nhà cửa, xe cộ cũng như lo cho con cái học hành chữa bệnh chỉ trong vài năm đầu tiên đến định cư Mỹ. Thậm chí đi xa hơn, từ nghề nail họ còn chăm lo được người thân ở Việt Nam có cuộc sống khá hơn. Anh Vinh Võ- Chủ tiệm nail tại New York chia sẻ: “Theo tôi tìm hiểu thì năm 2015, lượng kiều hối gửi từ Mỹ về Việt Nam lên đến khoảng 7 tỷ đô. Trong số này tôi tin những đồng tiền gửi được kiếm từ nghề nail không phải nhỏ đâu”.

Từ nghề nail, người thợ đã nhanh chóng tự lo cho gia đình mình có cuộc sống ổn định

Anh Vinh Võ cho biết: “Tôi là hội viên Hiệp hội những người Việt nhập cư Mỹ hành nghề nail và tóc. Trong những lần gặp gỡ, cũng có nhiều ý kiến đề nghị chọn ngày phù hợp để tôn vinh nghề nail. Dù rằng tại Mỹ thì chuyện tôn vinh không phù hợp lắm, nhưng mình là người Việt, nghề nail đã giúp mình có ngày hôm nay thì cũng cần quan tâm cho đúng với phong tục người Việt”. Gặp những người thợ nail ngày cuối năm họ đều bày tỏ, dù nghề nail có đem lại sự sung túc cho họ nhưng dẫu sao cũng đất khách quê người. “Về chứ anh! Tổ tiên, quê hương mình ở nơi đó mà. Nhờ Tổ tiên phù hộ độ trì mà chúng tôi có được ngày hôm nay”- Anh Vinh Võ nói.


EmoticonEmoticon