Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Bảo lãnh định cư Canada diện đoàn tụ gia đình

Luật Di Trú Canada nhận di dân xin nhập cư đến Canada theo nhiều diện, các diện này bao gồm đoàn tụ gia đình, nhân tài, đầu tư v.v.  Bảo lãnh định cư cho người thân tại Canada và thông qua đó để xin tư cách thường trú định cư ở Canada.
Đối tượng được bảo lãnh định cưCanada?
Người bảo lãnh có quyền bảo lãnh những thân nhân dưới đây theo diện đoàn tụ gia đình:
- Người phối ngẩu trên 16 tuổi có  hôn thú hợp pháp của mình
- Người bạn đời sống chung không hôn thú trên 16 tuổi, cùng phái hoặc khác phái mà đã sống chung với người bảo lãnh như vợ chồng ít nhất một năm trở lên,
- Người tình nhân trên 16 tuổi, cùng phái hay khác phái đang sống ở nước ngoài, có quan hệ thân mật với người bảo lãnh ít nhất một năm trở lên nhưng có ràng buộc về pháp lý hay những lý do ngoài ý muốn nên không thể kết hôn hay sống chung với nhau như vợ chồng ví dụ như khuynh hướng phái biệt (luật pháp nơi đó cấm hôn nhân đồng tính)  
- Cha mẹ và ông bà nội ngoại của mình
- Con độc thân dưới 18 tuổi mà người bảo lảnh đang xin nuôi
- Anh, chị, em, cháu của mình mồ côi cả cha lẩn mẹ, dưới 18 tuổi chưa lập gia đình và không có quan hệ sống chung như vợ chồng với một người khác
- Con phụ thuộc là một trong hai trường  hợp
+ Là con ruột của người bảo lãnh và chưa từng bị người khác xin nuôi ngoại trừ người đó là vợ hoặc chồng hợp pháp hay sống chung của người bảo  lãnh
+ Là con xin nuôi hợp pháp của người bảo lãnh, đồng thời, đứa con này còn phải hội đủ một trong các điều kiện sau đây mới thuộc diện phụ thuộc vào cha mẹ:
Dưới 19 tuổi, chưa lập gia đình và không sống chung như vợ chồng với một người khác hoặc
Trên 19 tuổi nhưng trước 19 tuổi đã và đang còn phụ thuộc vào cha mẹ nuôi dưỡng vì lý do bệnh tật
- Nếu người bảo lãnh không có vợ hoặc chồng hợp pháp hoặc sống chung, con cái, cha mẹ, ông bà, anh chị em, cô, dì, cậu, chú, bác, cháu là thường trú dân hoặc công dân Canada và không có ai thuộc diện đoàn tụ gia đình mà người bảo lãnh có thể bảo lảnh. thì người bảo lãnh có quyền chọn bất cứ một thân nhân bất luận tuổi tác để bảo lảnh đến Canada.  
Điều kiện bảo lãnh định cư Canada?
Người bảo lảnh phải:
- Đủ 18 tuổi trở lên
- Là thường trú dân hoặc công dân Canada
- Đang định cư tại Canada và sẽ tiếp tục cư ngụ tạiCanada trong thời gian xúc tiến thủ tục bảo lảnh. nhưng nếu là công dân Canada đang sống ở nước ngoài, người bảo lãnh có quyền xúc tiến bảo lảnh vợ chồng hợp pháp hoặc sống chung, con cái phụ thuộc của mình dù người bảo lãnh không cư ngụ tại  Canada lúc làm thủ tục bảo lãnh. Nhưng bắt buộc phải chứng minh rằng khi được cấp giấy tờ nhập cư thì người bảo lãnh sẽ cùng những người thân nhân này sẽ trở về Canada để sống.
Người đứng chung bảo lãnh cũng phải hội đủ tất cả các điều kiện trên thì mức thu nhập của họ mới được cộng chung với người bảo lãnh để bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh.
Trong thời gian xét duyệt hồ sơ bảo lãnh định cư Canada nếu người bảo lãnh nằm trong các trường hợp sau thì hồ sơ sẽ bị hủy bỏ:
- Hầu tòa về tội hình sự có thể bị kết án tù ít nhất là 10 năm trở lên
- Tư cách thường trú hoặc công dân của chính họ đang bị điều tra để thu hồi
- Bị Bộ Công Dân và Di Trú cũng như Tổng Cố Vấn Pháp Luật của Canada xác định họ thuộc diện cấm nhập cảnh vì nguy hại an ninh, có tiền án hình sự nghiêm trọng, vi phạm nhân quyền quốc tế, hoặc tội phạm có tổ chức.
- Bị quyết định hủy hay thu thồi tư cách thường trú và đang kháng cáo

Bảo lãnh định cư Mỹ

Chỉ cần người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ thì người bảo lãnh có thể bảo lãnh cho con (có gia đình hoặc chưa có gia đình) để định cư tại Hoa Kỳ. Nếu con của người bảo lãnh dưới 21 tuổi và chưa có gia đình trong thời điểm nộp hồ sơ bảo lãnh định cư thì được xem là quan hệ trực tiếp và không được xếp theo diện ưu tiên nào (hồ sơ bảo lãnh sẽ không phải chờ đợi theo như Lịch Chiếu Kháng). Nếu con của người bảo lãnh trên 21 tuổi, chưa có gia đình, thời gian xét duyệt cho hồ sơ bảo lãnh này được xem như diện F2B. Nếu con của người bảo lãnh có gia đình, thời gian yêu cầu được xem như diện ưu tiên F3; trong trường hợp này thì thời gian xét duyệt hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ sẽ diễn ra khá lâu, thông thường từ 2 – 3 năm.
Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, hồ sơ của người bảo lãnh sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục cứu xét cho đến khi con của người bảo lãnh được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà con người bảo lãnh đang sống.
Văn phòng di trú IBID sẽ giúp đỡ người bảo lãnh hoàn thành hồ sơ mà Sở Di Trú yêu cầu. IBID sẽ theo dõi hồ sơ của người bảo lãnh cho đến khi hồ sơ được chấp thuận trong khoảng thời gian Sở Di Trú xử lý hồ sơ. Nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng hay tài liệu gì, IBID cũng sẽ giúp người bảo lãnh chuẩn bị những giấy tờ yêu cầu cần thiết để bổ sung. Văn phòng di trú IBID cũng sẽ thu thập tất cả giấy tờ cần thiết hay chữ ký của con người bảo lãnh để hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh một cách nhanh nhất
Thời gian xét duyệt hồ sơ bảo lãnh
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh cho con được Sở Di Trú chấp thuận tùy thuộc vào từng thời điểm và tùy vào diện ưu tiên.
Thủ tục hành chính hồ sơ bảo lãnh
- Hộ chiếu, giấy quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ ( bản copy)
- Giấy hôn thú của con (nếu con có gia đình) ( bản copy)
- Khai sinh của con người bảo lãnh( bản copy)
- Giấy xác nhận đổi tên (nếu có) ( bản copy)
BẢO LÃNH ĐỊNH CƯ MỸ CHO ANH CHỊ EM
Chỉ cần người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ thì người bảo lãnh có thể bảo lãnh cho anh chị em. Thời gian chờ đợi cho hồ sơ bảo lãnh này được xếp theo diện ưu tiên F4. Sau khi đơn bảo lãnh định cư Mỹ được chấp thuận, hồ sơ của người bảo lãnh sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi anh chị em của người bảo lãnh được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà anh chị em của người bảo lãnh đang sống.
Văn phòng di trú IBID sẽ giúp đỡ người bảo lãnh hoàn thành hồ sơ mà Sở Di Trú yêu cầu. IBID sẽ theo dõi hồ sơ của người bảo lãnh cho đến khi hồ sơ được chấp thuận trong khoảng thời gian Sở Di Trú xử lý hồ sơ. Nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng hay tài liệu gì, IBID cũng sẽ giúp người bảo lãnh chuẩn bị những giấy tờ yêu cầu cần thiết để bổ sung. Văn phòng di trú IBID cũng sẽ thu thập tất cả giấy tờ cần thiết hay chữ ký của con người bảo lãnh để hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh một cách nhanh nhất
Thời gian xét duyệt hồ sơ bảo lãnh
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh anh chị em được Sở Di Trú chấp thuận thì khác nhau ở mỗi thời điểm và tùy thuộc diện ưu tiên.
Thủ tục hành chính hồ sơ bảo lãnh
- Hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ ( bản copy)
- Giấy khai sinh của người bảo lãnh ( bản copy)
- Giấy khai sinh của người được bảo lãnh ( bản copy)
- Giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có) ( bản copy)

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Visa EB-3 chương trình lao động phổ thông định cư Mỹ

EB3 là chương trình lao động phổ thông định cư tại Mỹ. Đây là loại visa lao động dành cho lao động người nước ngoài làm việc tại các nông trại, tòa nhà, nhà hàng, các công ty ngoại thất, …
Đối với người lao động có 3 phân loại:
- Người lao động có tay nghề là người có công việc yêu cầu tối thiểu 2 năm đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc mà không phải là tạm thời hoặc theo mùa.
- Chuyên gia là thành viên của các ngành nghề mà công việc đòi hỏi ít nhất một bằng cử nhân từ một trường đại học hoặc cao đẳng của Mỹ hoặc trình độ tương đương.
- Lao động phổ thông là người có khả năng thỏa mãn các vị trí nhân sự có yêu cầu ít hơn hai năm đào tạo hoặc kinh nghiệm mà không phải là công việc tạm thời hoặc công việc thời vụ
Yêu cầu đương đơn có sức khỏe tốt, trong độ tuổi lao động, không yêu cầu trình độ, không yêu cầu có chứng chỉ tiếng Anh.
Khuyến cáo vis EB-3 là công việc chân tay với cường độ lớn, yêu cầu cam kết tối thiểu hợp đồng 1 năm, sau 1 năm đương đơn có thể tiếp tục gia hạn hợp đồng hoặc có thể tự do tìm công việc mới tại Mỹ.
Quyền lợi visa EB-3
– Có việc làm ngay sau sang Mỹ.
– Sau 3 tháng bạn sang Mỹ sẽ được cấp thẻ xanh
– Được hưởng các quyền lợi như công dân Mỹ ( trừ quyền bầu cử)
– Thời gian được công nhận là công dân Mỹ ngắn nhất.
Quy trình xin visa EB-3
+ Bước 1: Nhà tuyển dụng sẽ hoàn tất mẫu đơn Program Electronic Review Management  và nộp cho Bộ Lao Động Hoa Kỳ để Bộ Lao Động Hoa Kỳ chứng thực và chấp thuận mẫu đơn PERM mà nhà tuyển dụng đệ trình. Nhà tuyển dụng phải chứng minh được với Bộ Lao Động Hoa Kỳ rằng trong suốt quá trình tuyển dụng từ đầu cho đến cuối, họ đã áp dụng nhiều biện pháp để tìm kiếm ứng viên là công dân Mỹ phù hợp cho vị trí nhưng đã không thể tìm được người đủ điều kiện hoặc muốn ứng tuyển.
Lý do là để chứng minh với Bộ Lao Động Hoa Kỳ rằng nhà tuyển dụng đã tuân thủ chính sách: ưu tiên quyền lợi cho các công dân Hoa Kỳ trước nhất khi thuê lao động. Nếu công ty bảo trợ có nhận đơn dự tuyển từ một cá nhân công dân Mỹ đang có nhu cầu nhưng không xem xét, phỏng vấn hoặc che giấu, không cho Bộ Lao Động Hoa Kỳ biết đã nhận đơn dự tuyển thì công ty bảo trợ, cũng như các bên có liên quan, sẽ bị phạt.
+ Bước thứ 2: nộp đơn xin bảo lãnh nhân công với Sở Di Trú Hoa Kỳ USCIS Bước này cũng do nhà tuyển dụng thực hiện và cụ thể là hoàn tất mẫu đơn I-140, Immigrant Petition for Alien Worker. Trong I-140, nhà tuyển dụng cần phải chứng minh rằng:
- Đối tượng lao động có những bằng cấp mà vị trí tuyển dụng yêu cầu và những bằng cấp này phải còn hiệu lực trong suốt quá trình xét duyệt mẫu đơn PERM.
- Nhà tuyển dụng có khả năng chi trả cho đối tượng lao động mức lương được đề xuất trong mẫu đơn PERM và trong bất kỳ trường hợp nào, người lao động cũng không phải hoàn trả lại phần lương của họ cho nhà tuyển dụng.
+ Bước 3: đối tượng lao động tại nước ngoài sẽ nộp đơn xin thẻ xanh / visa định cư. Có 1 điểm quan trọng cần lưu ý là, trường hợp bảo lãnh định cư diện lao động cũng chịu những hạn chế thường niên về việc xin làm thường trú nhân, tùy theo khu vực địa lý.
Với công dân Việt Nam, chỉ những người nộp đơn PERM xin EB-3 trước ngày 1 tháng 6 năm 2017 là có thể xin thẻ xanh vào tháng 10, 2017 còn những ưu tiên khác như EB-5 thì thời điểm hiện tại không có hồ sơ tồn đọng với đối tượng công dân Việt Nam nên cũng không hạn chế.

Visa du học Mỹ

Tags
Hiện nay, chính phủ Mỹ cung cấp 3 loại visa du học Mỹ dành cho các du học sinh quốc tế tới Mỹ học tập.
Visa Du Học F-1
Điều kiện để cấp visa F-1:
- Sinh viên phải được ghi danh vào chương trình đào tạo học thuật, chương trình đào tạo ngôn ngữ, hoặc chương trình đào tạo nghề ;
- Trường Cao đẳng-Đại học mà sinh viên xin nhập học phải được chứng nhận bởi Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS);
- Sinh viên phải tham gia vào chương trình học toàn thời gian tại trường;
- Trình độ Anh ngữ của sinh phiên phải thông thạo hoặc được nhận vào chương trình dự bị tiếng Anh ;
- Sinh viên phải có nguồn hỗ trợ tài chính đầy đủ trong suốt quá trình học được ước tính ; và
- Sinh viên phải duy trì trường trú bên ngoài nước Mỹ và không dự định định cư tại Hoa Kỳ.
Visa Du Học Nghề M-1
Điều kiện để cấp visa M-1:
- Sinh viên phải đăng ký vào chương trình Đào tạo nghề hoặc ‘ngoài học thuật’ ;
- Trường sinh viên nộp đơn xin nhập học phải được chứng nhận bởi Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) ;
- Sinh viên phải ghi danh vào chương trình toàn thời gian tại trường ;
- Trình độ Anh ngữ của sinh phiên phải thông thạo hoặc được nhận vào chương trình dự bị tiếng Anh ;
- Sinh viên phải có nguồn hỗ trợ tài chính đầy đủ trong suốt quá trình học được đề ước tính; và
- Sinh viên phải duy trì trường trú bên ngoài nước Mỹ.
Visa J-1 Trao đổi khách mời
Visa J-1 dành cho chương trình “Trao Đổi Khách Mời” bao gồm:
- Học sinh trung học và sinh viên ̣đại học, bao gồm sinh viên đang học cao học;
- Thực tập sinh các ngành kinh doanh;
- Các chương trình huấn luyện ngành hàng không;
- Giáo viên tiểu học và trung học;
- Giáo sư đại học;
- Học giả nghiên cứu;
- Chuyên viên/ Thực tập ngành Y tế tham gia khóa huấn luyện tại Hoa Kỳ;
- Chuyên gia;
- Khách mời với mục đích du lịch, tham quan, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, trao đổi, trình bày kiến thức và kỹ năng đặc biệt, hoặc tham gia các chương trình trao đổi văn hóa;
- Hướng dẫn viên cắm trại;
- Giúp việc và chăm sóc giáo dục (thanh thiếu niên được đặt với gia đình Mỹ tại Hoa Kỳ để giúp việc, chăm sóc giáo dục và trẻ em)
Hồ sơ xin visa du học Mỹ gồm những gì?
- Giấy tờ học tập: Bằng, học bạ hoặc bảng điểm
- Giấy tờ nhân thân: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, passport, ảnh 35 x 45 nền trắng kèm file ảnh
- Giấy tờ tài chính: sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, sổ đỏ, giấy tờ đăng ký kinh doanh, giấy tờ thuế cho hoạt động kinh doanh của gia định hoặc giấy tờ thuế thu nhập cá nhân, …
Quy trình nộp hồ sơ du học Mỹ
- Khi bạn được các trường đại hoặc trường cao đẳng chấp nhận học nhà trường sẽ gửi cho bạn mẫu đơn I20 (I-20 cho visa F1). Cẩn thận kiểm tra thông tin trên hộ chiếu xem có chính xác giống như tên trên mẫu đơn I-20 hay không.
- Hoàn tất mẫu đơn xin visa du học Mỹ DS-160 và đóng phí xin visa

- Đóng phí Student and Exchange Visitor Information System (SEVIS ):SEVIS là một hệ thống các thông tin về sinh viên và khách du lịch được xây dựng dựa trên hệ thống Internet bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS), cập nhật thường xuyên và chính xác thông tin về các du khách đến Mỹ (F, M, and J) và những người có liên quan. Các trường ở Mỹ (đại học, cao đẳng, và học viện) phải chuyển các thông tin bắt buộc tới các tổ chức có liên quan của chính phủ Mỹ qua SEVIS

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Các chương trình đầu tư định cư Canada

Tags
Chương trình định cư diện Đầu tư thu hút được nhiều đối tượng doanh nhân cấp cao và mang lại nhiều lợi ích cụ thể cho Canada. Các nhà đầu tư được yêu cầu đầu tư, hay được xem là cho chính phủ Canada “vay” trong 5 năm không có lãi suất. Qũi này đóng góp vào quĩ phát triển kinh tế vùng và tạo công ăn việc làm cho người dân lao động. Bộ Quốc Tịch và Di Trú Canada (gọi tắt là CIC) đã công bố thay đổi chương trình định cư theo diện Đầu tư bắt đầu từ ngày 1/12/2010.
Để nộp đơn dưới chương trình định cư theo diện Đầu tư, Nhà đầu tư cần phải có:
+ Tổng tài sản ít nhất C$1,600,000 có chứng minh rõ nguồn gốc, và chấp nhận đầu tư C$800,000.
+ Nhà đầu tư có ít nhất 2 năm kinh nghiệm quản lý như:
- Quản lý doanh nghiệp và có phần % cỗ phần tại doanh nghiệp hoạt động ít nhất 2 năm trong vòng 5 năm gần nhất trước ngày nộp hồ sơ.
- Quản lý khoảng 5 nhân viên toàn thời gian trong doanh nghiệp hoạt động ít nhất 2 năm trong vòng 5 năm gần nhất trước ngày nộp hồ sơ.
- Kết hợp một năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp được mô tả ở mục 1 và một năm kinh nghiệm quản lý nhân viên được mô tả ở mục 2.
+ Đồng thời, Nhà đầu tư phải chứng minh đủ tài chính cho bản thân và gia đình sau khi nhập cư Canada và đáp ứng các điều kiện khác của luật định cư Canada hoặc tỉnh bang Quebec.
Có 2 sự lựa chọn tại thời điểm nộp tiền đầu tư:
- Nếu Nhà đầu tư đầu tư đủ C$800,000 được bảo đảm bởi chính quyền Canada, quĩ này sẽ được giữ trong giai đoạn 5 năm và được trả lại đủ số tiền cho Nhà đầu tư sau 5 năm mà không có lãi suất.
- Nếu Nhà đầu tư chọn nộp tiền đầu tư thông qua Ngân hàng cho vay trung gian được chấp thuận bởi Chính phủ, quĩ này sẽ không được trả lại cho Nhà đầu tư. Ngân hàng cho vay trung gian sẽ nộp thay C$800,000 cho Chính phủ thay mặt nhà đầu tư (Nhà đầu tư).
Chương trình đầu tư định cư Canada Quecbec
Chương trình định cư Đầu tư Quebec đi vào hoạt động từ năm 1986 và được quản lý bởi chính quyền Quebec. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 2010, chương trình này được khởi động lại với những điều kiện thay đổi. Nguồn ngân quỹ thu được từ chương trình định cư đầu tư Quebec sẽ được chuyển đến hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Quebec hỗ trợ các dự án kinh tế tại Quebec, và mang lại nguồn tài chính quan trọng cho chính phủ cũng như đóng góp vào ngân quỹ cho chính quyền Quebec.
Để thỏa được chương trình, nhà đầu tư phải:
- Nhà đầu tư hoặc bao gồm chồng/vợ nhà đầu tư có số tài sản hợp pháp tối thiểu là 1,600,000 đô Canada, không bao gồm tài sản được cho tặng ít hơn 6 tháng trước khi nộp đơn theo chương trình.
- Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực nông trại, cơ sở kinh doanh ngành công nghiệp hoặc thương mai, hoặc cơ sở kinh doanh chuyên ngành hợp pháp nơi có số lượng nhân viên không bao gồm nhà đầu tư phải ít nhất 2 nhân viên toàn thời gian, hoặc một đại lý quốc tế hoặc chính phủ hoặc một cơ quan trực thuộc chính phủ.
- Kinh nghiệm quản lý được tính ít nhất 2 năm trong 5 năm trước khi nộp đơn theo chương trình. Kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư phải bao gồm quản lý trong việc lập kế hoạch, kiểm soát tài chính, nhân sự. Kinh nghiệm quản lý không bao gồm kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học nghề hoặc thực tập để được cấp bằng tốt nghiệp
- Có dự định nhập cư tại Quebec và kí hợp đồng đầu tư $800,000 đô Canada thông qua dịch vụ tài chính trung gian (những nhà môi giới hoặc công ty quản lý vốn đầu tư) được chỉ định tham gia vào chương trình đầu tư.

Bảo lãnh định cư Mỹ diện cha mẹ

Chính phủ Mỹ quy đinh rằng chỉ có công dân Mỹ mới có thể bảo lãnh cha mẹ định cư tại Mỹ. Theo luật Quốc Hội của Mỹ đưa ra, công dân Mỹ muốn bảo lãnh cha mẹ thì muốn nộp hồ sơ bảo lãnh cha mẹ cần phải đủ 21 tuổi trở lên.
Để bảo lãnh định cư mỹ diện cha mẹ, điều kiện đầu tiên là công dân mỹ phải có đủ khả năng về mặt tài chính để bảo trợ cho Cha Mẹ của mình. Trường hợp nếu công dân Mỹ không đủ điều kiện để làm bảo trợ tài chính thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè để đứng ra làm người đồng bảo trợ tài chính với mình. Người  bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh có thể dùng thêm tài sản của mình để đứng ra làm bảo trợ cho Cha Mẹ của công dân Mỹ đó.
Thủ tục hồ sơ xin visa IR5 – bảo lãnh định cư Mỹ diện cha mẹ
Diện này không cho phép người đi theo nên người bảo lãnh cần phải điền riêng một đơn I-130 cho cha, một đơn I-130 cho mẹ.
Khi điền đơn bảo lãnh I-130 diện bảo lãnh thân nhân, người bảo lãnh cần phải chú ý một số điều sau đây:
– Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi (Not Applicable) hay (NA).
– Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
– Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm.
– Phải nộp riêng I-130 cho mỗi người.
Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130: 
– USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chính thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì trong trường hợp họ cần sử dụng bản chính, họ sẽ chủ động liên lạc với bạn.
Lưu ý: Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh. 
Giấy tờ chứng minh bạn là công dân Mỹ
- Nếu bạn được sinh ra tại Mỹ nộp giấy khai sinh hợp pháp bản copy; hoặc
- Bằng quốc tịch hợp pháp bản copy; hoặc
- Hộ chiếu Mỹ còn hạn bản copy; hoặc
- Mẫu đơn FS-240 bản copy.
- Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp giấy chứng nhận đã đổi tên bản copy: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.
Nếu bạn là con bảo lãnh mẹ: Nộp giấy khai sinh hợp pháp của bạn trong đó có tên bạn và tên mẹ của bạn bản copy
Nếu bạn là con bảo lãnh cha: Nộp giấy khai sinh hợp pháp của bạn trong đó có tên bạn và tên cha mẹ của bạn bản copy. Và giấy kết hôn hợp pháp của cha mẹ bạn để chứng minh cha mẹ bạn đã kết hôn trước khi bạn được sinh ra bản copy
Nếu bạn là con bảo lãnh cha (con ngoài giá thú): Nộp giấy khai sinh hợp pháp của bạn bản copy trong đó có tên bạn và tên cha mẹ của bạn (nếu có). Nếu quan hệ cha con không được hợp thức hoá (không được công nhận là con hợp pháp) trước khi bạn 18 tuổi cần phải nộp thêm các bằng chứng để chứng minh quan hệ cha con trước khi người con 21 tuổi: ảnh chụp, thư từ…
Nếu bạn là con bảo lãnh cha/mẹ kế: bạn cần phải nộp các loại giấy tờ sau:
Giấy khai sinh hợp pháp của bạn bản copy trong đó có tên bạn và tên cha/mẹ của bạn; và
Giấy kết hôn hợp pháp của cha/mẹ bạn với cha/mẹ kế bản copy để chứng minh cuộc hôn nhân đã xảy ra trước khi bạn 18 tuổi.
Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử hợp pháp của cha/mẹ kế bản copy để chứng minh cuộc hôn nhân trước của cha/mẹ kế đã chấm dứt một cách hợp pháp trước khi kết hôn với cha/mẹ ruột của bạn.
Vì các thông tin về hồ sơ bảo lãnh như (địa chỉ, lệ phí, mẫu đơn…) có thể thay đổi bất cứ lúc nào nên bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi điền và gửi đơn bảo lãnh.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Quy trình và thủ tục định cư Mỹ

Tags
Thường trú nhân Hoa Kỳ, còn được gọi là những người giữ thẻ xanh, được cấp nhiều quyền lợi. Thường trú nhân có thể sống và làm việc vĩnh viễn tại bất cứ đâu ở Hoa Kỳ. Vì vậy, thường trú nhân có thể chọn để định cư và làm việc ở bất kỳ tiểu bang nào của Hoa Kỳ mà họ mong muốn.
Thường trú nhân được bảo vệ hoàn toàn trước luật pháp liên bang, tiểu bang và địa phương của Hoa Kỳ. Thường trú nhân có quyền tiếp cận một trong những hệ thống giáo dục cao học tốt nhất trên thế giới và có thể tránh được việc nộp lệ phí quốc tế tại các trường đại học và cao đẳng trong tiểu bang. Nhờ việc sống ở Hoa Kỳ, thường trú nhân cũng có thể tiếp cận gần hơn đến dịch vụ chăm sóc y tế cấp thế giới. Nếu muốn, thường trú nhân cũng có thể đi du lịch bên ngoài Hoa Kỳ vào bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian thường trú của mình. Họ cũng có quyền trở thành công dân Hoa Kỳ nếu họ chọn làm vậy, mặc dù điều này không phải yêu cầu bắt buộc cho việc thường trú.
Quy trình định cư Mỹ
Nộp hồ sơ cho sở di trú Mỹ
Ngoài những giấy tờ cá nhân giữa người bảo lãnh (USA) và thân nhân (VN), bạn cần chuẫn bi thêm bằng chứng mối liên hệ như hình ảnh chup chung, thư từ, email, gởi tiền v.v…
- Nếu bảo lãnh diện cha mẹ, anh chị em, con. Bạn nên chuẩn bị thêm: Học bạ, sổ gia đình công giáo, phật tử, hộ khẩu cũ có tên người bảo lãnh (USA), các bằng chứng này có thể thay cho giấy khai sinh bị thất lạc.
- Nếu bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê và vợ chồng thì người bảo lãnh cần phải nộp thêm: Vé máy bay các chuyến về Việt Nam, bản tường trình kể rõ hoàn cảnh quen nhau theo thứ tự thời gian.
Nộp hồ sơ cho trung tâm chiếu khán visa
Sau khi nhận đươc thư thông báo của USCIS “hồ sơ chuấp thuận” (Approval Notice), hồ sơ được gởi lên Trung Tâm Chiếu Khán Visa (NVC National Visa Center) chờ ngày đáo hạn Visa.
- Thân nhân bên Việt Nam cần gởi ngay mẫu “chọn người đại diện” (Choice of Agent) về cho trung tâm chiếu khán visa. Nên chọn người bảo lãnh bên Mỹ để có thể dễ nhận được các thông báo của trung tâm.
- Để biết ngày đáo hạn của hồ sơ, bạn nên thường xuyên theo dõi mục Visa Bulletin (website U.S Department of States)
Lưu ý diện bảo lãnh gia đình trực hệ
Một năm trước ngày đáo hạn visa, bạn có thể viết thư cho trung tâm chiếu khán visa yêu cầu:
- Xin số hồ sơ phỏng vấn visa và mật mã đóng tiền Visa.
- Thân nhân bạn ở Việt Nam gửi giấy tờ “bản sao có công chứng” như: Hộ chiếu, phiếu lý lịch tư pháp, khai sinh, hôn thú, ly dị, hình 4×6 của từng thành viên trong gia đình đến người bảo lãnh của bạn ở Mỹ
- Chuẩn bị mẫu đơn DS230 & I-864 cho từng thành viên trong gia đình.
- Sau khi đóng tiền lệ phí Visa, bạn có thể gửi các giấy tờ nói trên và kèm theo mẫu đơn DS230 & I-864 về NVC đễ xin ngày phỏng vấn.
 Lưu ý diện bảo lãnh hôn phu / hôn thê
NVC sẽ gởi thẳng hồ sơ về cho U.S Consulate ở VN và thông báo số hồ sơ phỏng vấn cho người bảo lãnh ở USA. Sau khi có số hồ sơ thông báo của NVC, hôn phu / hôn thê bạn có thể nộp mẫu DS230 ở US Consulate để xin ngày phỏng vấn.
Lưu ý diện bảo lãnh vợ chồng
Vì là diện ưu tiên F1, người bảo lãnh có thể hoàn tất thủ tục định cư Mỹ như nói trên trong thời gian ngắn nhất để có ngày phỏng vấn cho vợ hoặc chồng ở Việt Nam

Tìm hiểu chương trình EB-3 lao động định cư Mỹ

Chương trình EB3 theo diện lao động phổ thông là chương trình được chấp thuận theo bộ luật Di Trú Mỹ của Sở Công Dân và Di TRú Hoa Kỳ từ năm 1990. Mỗi năm Sở Di Trú Mỹ cho phép 14.000 visa định cư Mỹ theo diện này.
Chương trình định cư lao động Mỹ EB-3 bao gồm 3 diện:
- Diện 1 (Skilled Labor): dành cho những ai có khả năng chuyên môn cao, làm việc trong các vị trí quan trọng mà nguồn nhân lực tại Mỹ không đáp ứng được.
- Diện 2 (Professional): với những công dân có trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên ngành tốt, làm việc trong những chức vụ cao đang thiếu hụt lao động.
- Diện 3 (Others): những trường hợp khác với 2 diện trên, dành cho nguồn lao động phổ thông nước ngoài được phép định cư và làm việc tại Mỹ. EB-3 là một trong những trường hợp đặc biệt trong diện này.
Cụ thể hơn, visa EB-3 được định nghĩa là một dạng visa định cư cho phép công dân nước ngoài nhấp cư vào Mỹ lao động và được cấp thẻ xanh vĩnh viễn. Khác với những dạng định cư khác, EB-3 hoàn toàn không có tiêu chí yêu cầu chuyên môn cao, nói cách khác, người nhập cư qua Mỹ theo diện EB-3 không cần biết tiếng Anh, hay kiến thức chuyên ngành đặc biệt.
Đối tượng tham gia chương trình lao động định cư mỹ EB-3    
Tất cả công dân nước ngoài từ 18 đến 50 tuổi có sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh mang tính chất truyền nhiễm, lý lịch cá nhân tốt, không có tiền án nghiệm trọng, và chưa từng bị trục xuất hay lưu trú bất hợp pháp tại Mỹ.
Lý do hình thành
Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của EB-3 là do sự thiếu hụt lực lương lao động phổ thông. Chính vì vậy, EB-3 được tạo ra với mục đích tuyển dụng nguồn lao động phổ thông nước ngoài cho những đơn vị kinh doanh lớn đang hoạt động tại Mỹ.
Điều kiện tham gia chương trình EB-3
Để được xin thị thực sang Mỹ định cư theo dạng EB-3, công dân người nước ngoài (tuổi từ 18-50 tính theo ngày nộp đơn) phải được tuyển dụng bởi một đơn bị hoạt động kinh doanh có quy mô tương đối lớn, nhiều nhân viên, và có kế hoạch tuyển dụng nhân sự rõ ràng trong 2 năm tới tại Mỹ. Thời hạn ký kết hợp đồng lao động bắt buộc với đơn vị tuyển dụng tối thiểu phải là một năm hay tùy vào nội dung được cam kết trong hợp đồng.
Quyền lợi của người đương đơn
- Được sinh sống, làm việc trong môi trường thân thiện, và được cấp thẻ xanh vĩnh viện cho bản thân cùng với các thành viên trong gia đình dưới 21 tuổi
- Miễn giảm học phí từ cấp độ tiểu học đến trung học cho con cái
- Quyền lợi của người lao động được bảo đảm tuyệt đối dưới các bộ luật lao động đang được hiện hành tại Mỹ
- Có cơ hội để phát triển, hòa nhập vào môi trường quốc tế, tạo tiền đề phát triển cho thế hệ sau
Nghĩa vụ của nhà tuyển dụng lao động
- Bảo lãnh, cung cấp môi trường làm việc thân thiện, đạt tiêu chuẩn an toàn lao động cho công nhân nước ngoài sang Mỹ theo diện EB-3
- Chi trả lương và trợ cấp đúng với khả năng cũng như hiệu suất làm việc của công nhân, không đươc để xảy ra tình trạng bóc lột sức lao động
- Nếu xảy ra tranh chấp hay kiện tụng, người công nhân nước ngoài sẽ được hưởng những quyền lợi bình đẳng giống với công dân Mỹ
Quy trình xin thị thực
- Xin chứng chỉ lao động
- Làm việc với Sở di trú
- Chuẩn bị xin thị thực, phỏng vấn, và bắt đầu sang Mỹ làm việc

Mỗi giai đoạn được ước tính sẽ mất khoảng 5-10 tháng, vì vậy chương trình yêu cầu tối thiểu 1.5 năm đến 2 năm để hoàn tất cả 3 giai đoạn trên.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Thủ tục xin visa F1 du học Mỹ

Tags
Để xin được thành công visa du học (visa F1, visa M1) vào Mỹ, phụ huynh, du học sinh cần hiểu rõ những nội dung và thủ tục quan trọng sau đây:
1. Những thành phần được cấp visa du học
a. Visa L1: Visa F1 được cấp cho những du học sinh đăng ký học các trường học sau đây:
- Trường đại học hoặc cao đẳng (bằng 2 năm, 4 năm, thạc sỹ, tiến sỹ);
- Trường phổ thông trung học, bao gồm cả trường công và trường tư;
- Trường tiểu học TƯ THỤC
- Các học viện, bao gồm cả những trường viện giảng dạy ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha,...)
b. Visa M1: Visa M1 được cấp cho du học sinh đăng ký học các trường dạy nghề, và các học viện khác.
2. Lưu ý: Bạn phải nộp đơn xin visa F1 để du học tại Mỹ. Bạn không thể sử dụng visa du lịch B1/B2 hoặc vào Mỹ với chương trình Visa Waiver Program (VWP) để đăng ký học tại Mỹ.
3. Thủ tục nộp đơn xin visa du học F1, M
a. SEVP approved school: Trước khia nộp đơn đến Lãnh sự quán hay Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, bạn phải đăng ký với Chương trình Trao đổi sinh viên và Du khách (SEVP). Sau khi đã được chấp thuận, bạn phải tìm trường học trong hệ thống SEVP này và nộp đơn xin I-20, và phải trả phí.
b. Thủ tục nộp đơn xin visa du lịch B2: Cách nộp đơn online như sau: Vào website của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, hay website của Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, điền đơn, form DS-160. Sau khi điền xong đơn DS-160, nhớ in trang xác nhận để mang tới Lãnh sự quán khi phỏng vấn. Bạn cũng phải có sẵn file hình thẻ làm hộ chiếu (51mm x 51mm) để upload lên website khi điền đơn. Nếu bạn không thể upload hình được, thì bạn phải đem theo 2 tấm hình thẻ làm hộ chiếu đến khi phỏng vấn.
c. Đóng phí xin visa: Phí xin visa hiện tại là $160 USD cho 01 đơn. Ngay sau khi hoàn tất điền đơn, bạn sẽ được cấp Số hồ sơ. Bạn phải dùng Số hồ sơ này để đóng phí xin visa. Bạn có thể đóng phí xin visa ở bất cứ đâu. Bạn cần phải giữ lại biên lai đóng phí visa. Biên lai đóng tiền dùng để đặt cuộc hẹn phỏng vấn với Lãnh sữ quán. Lãnh sự quán sẽ không cho bạn phỏng vấn nếu thiếu biên lai đóng tiền.
d. Bạn phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các loại giấy tờ BẢN CHÍNH sau đây trước khi điền đơn xin visa:
- Form I-20
- Hộ chiếu của bạn phải còn thời hạn ít nhất 6 tháng trước khi đến Mỹ. Bạn nên làm lại hộ chiếu mới nếu thời hạn có quá ngắn;
- Trang xác nhận nộp đơn DS-160;
- Biên lai nộp tiền;
- 02 tấm hình thẻ xin visa;
- Tất cả các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, thư bảo lãnh,...
4. Việc có phỏng vấn xin visa B2 hay không phụ thuộc vào độ tuổi của bạn, cụ thể như sau:
- Người từ 13 tuổi trở xuống, thì không cần phải phỏng vấn;
- Người từ đủ 14 tuổi đến 79 tuổi, thì bắt buộc phải phỏng vấn;
- Người từ trên 80 tuổi, thì không cần phải phỏng vấn.
5. Lưu ý: Nếu vợ/chồng, con độc thân dưới 21 tuổi của du học sinh muốn đi theo đến Mỹ, thì họ cũng phải đăng ký với SEVP để được nhận riêng form I-20, và phải nộp đơn xin visa ra riêng.
6. Ngoài những giấy tờ nêu trên, du học sinh cần phải cung cấp những giấy tờ sau đây:

- Bằng tốt nghiệp ( đại học, cao đẳng, trung học, tiểu học,...);

- Bảng điểm của các năm học;
- Bảng kết quả điểm thi tiếng Anh theo yêu cầu;
- Chứng cứ chứng minh du học sinh sẽ về nước sau khi tốt nghiệp

- Chứng cứ chứng minh khả năng tài chính để chi trả cho học phí, chi phí ăn ở,...