Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Làm thế nào để học tốt khi du học Canada

Tags
Chính phủ Canada hiện đang mở cửa chương trình du học CES với ưu tiên dành cho các bạn sinh viên Việt Nam sang học cao đẳng. Vì vậy mà năm 2016 vừa qua lượng du học sinh Việt Nam đến Canada cũng đang dần tăng cao. Để giúp cho các bạn không bị bỡ ngỡ khi tiếp nhận hệ thống giáo dục mới.
Tổng quan về chương trình học tại Canada
Tổng quan chương trình học College ở Canada không khó để pass môn học ( yêu cầu đạt 50~60% tùy môn tùy trường ) nhưng cũng không phải dễ để đạt điểm cao vì điểm số được phân bổ đều suốt khóa học với nhiều tiêu chí kiểm tra : Quiz, Assignments, Online Course, Labs Practicing, Midterm Test, Final Test . Cùng với các dạng bài kiểm tra thường là : Multiple choices, Fill in blanks, Short Answers, Fill in charts/diagrams/processes, Essay Writing. Do vậy, bạn không nên học tủ, mọi kiến thức sẽ trải dài trong sách, tuyệt đối đừng quay cóp và dùng bất kỳ hình thức gian lận nào để tránh phải đối mặt với hội đồng của trường và có nguy cơ đuổi học.
Các tiêu chí chấm điểm cho một môn học khi du học Canada
- Quiz & Attendance ( chiếm 20%) : Quiz thường làm vào đầu giờ học Thường sau khi học xong mỗi Chapter sẽ có Quiz, hoặc trung bình 2~3 tuần là có Quiz, một học kỳ học 14 tuần thì sẽ có chừng 5 Quiz. Vì vậy các bạn cần chuẩn bị summary bài trước đó vài ngày và review lại bài học để nhớ lại 80% kiến thức. Dù có Quiz hay không thì mình luôn có đủ kiến thức trong tư thế sẵn sàng để làm bài và quan trọng hơn, nhờ vậy mà đến Midterm & Final Tests các bạn cũng không phải mất thời gian nhiều để ôn bài. Còn về Attendance, thật ra họ sẽ không chấm điểm Attendance cho bạn nhưng khi bạn bị điểm thấp thì giảng viên sẽ dựa vào Attendance của bạn mà cứu xét, sẽ không có khoan dung nào cho những bạn <80% buổi học.
- Assignments và Labs ( chiếm 30%) : giảng viên sẽ cho bạn một topic và yêu cầu hoàn thành trước deadline, một học kỳ có thể có 2 đến 4 Assignments, có thể là Survey Report, Online Course, Essay Writing, Presentation 5~10 phút speaking trước lớp…v…v. Kinh nghiệm của các bạn du học sinh đã và đang học ở Canada là luôn cố gắng dành thời gian làm và hoàn thành Homework & Assignments ngay trong tuần vừa được giao. Điều này giúp bạn hệ thống lại những gì vừa học và đến trước ngày test các bạn chỉ cần review lại vài lần nữa là có thể tự tin làm tốt rồi.
- Midterm Test & Final Test ( chiếm 25% mỗi phần hoặc 20&30% ) : Với các dạng câu hỏi đã nói ở trên. Nhờ study & review liên tục đều đặn mỗi tuần trong lúc làm Quiz & Assignments mà đến lúc Midterm Test ( tuần thứ 7 của học kỳ ) và Final Test ( tuần thứ 14 của học kỳ ) các bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, không bị stress và quá tải. Có học, có hiểu bài, nắm vững kiến thức là bạn sẽ tự tin làm tốt bài test dù test có ra dạng lắt léo gì.
Điều cần nhất để đạt điểm cao, các bạn nên có một tiêu chí đặt ra đầu mỗi mỗi học lỳ, cho Study Plan của mình và tuân thủ theo nghiêm túc, một cách kỷ luật mỗi tuần. Nhờ có “Target” đó bạn sẽ tránh được tối đa các cám dỗ như: bận đi làm thêm, mắc đi chơi, kẹt lịch hẹn, nhà xa, ngủ quên, chán, buồn, học không hiểu, thích chơi game và lướt facebook hơn…v…v

Chính sách du học Úc mới nhất

Tags
Kể từ ngày 1/7/2016, Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới (DIBP) sẽ đưa ra một chương trình nhằm đơn giản hóa visa cho sinh viên quốc tế đến Úc, theo đó từ 8 loại sẽ chỉ còn 2 loại visa du học Úc: Subclass 500 dành cho sinh viên, và Subclass 590 dành cho người giám hộ.
Úc đơn giản hóa visa sinh viên
Những thay đổi đáng kể trong các loại visa du học Úc là kết quả từ Tu chính Luật di trú 2016, theo đó Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới quyết định đơn giản hóa 8 loại visa sinh viên quốc tế khác nhau trước đây, còn 2 loại visa du học mới là Subclass 500 dành cho sinh viên quốc tế, và Subclass 590 dành cho phụ huynh hay người giám hộ.
Subclass 570, 571, 572, 573, 574, 575, 576 dành cho sinh viên quốc tế trước đây sẽ không còn nữa.
Gần một năm trước, 16/6/2015, chính phủ Úc công bố bản phúc trình về hướng duyệt xét visa trong tương lai Future directions for streamlined visa processing cùng lúc giới thiệu chương trình đơn giản hóa visa cho sinh viên quốc tế đến Úc SSVF để đẩy mạnh hơn ngành dịch vụ giáo dục của Úc.
Phúc trình trên là kết quả sau một thời gian dài chính phủ Úc tham vấn ý kiến của các bên lên quan, bao gồm phát hành tập tài liệu thảo luận đến các thành viên của Uỷ ban Cố vấn Visa Giáo dục và các đối tác quan trọng lĩnh vực giáo dục quốc tế.
Những thay đổi quan trọng theo SSVF 
+ Giảm từ 8 loại visa sinh viên quốc tế xuống còn 2 loại
+ Đưa ra duy nhất 1 cách xếp loại mức độ nguy hiểm về mặt di trú cho tất cả sinh viên quốc tế
Giáo dục quốc tế là một trong năm trụ cột của sự tăng trưởng kinh tế Úc. Tổng thu nhập tạo ra bởi tất cả các hoạt động giáo dục quốc tế là $16,3 tỷ đô la trong năm tài khóa 2013-14.
Chính phủ Úc công nhận những đóng góp kinh tế và văn hóa mạnh mẽ của ngành giáo dục quốc tế, và cam kết hỗ trợ sự tăng trưởng của lĩnh vực này bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình xin visa sinh viên đối với những người thực sự muốn đến Úc du học.
Úc mở rộng cửa hơn cho sinh viên Trung Quốc
Việc đơn giản hóa visa sinh viên một lần nữa được khẳng định trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Malcolm Turnbull trong tuần qua.
Úc sẽ trải thảm đỏ đón khách du lịch Trung Quốc với một loạt các biện pháp để thu hút tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo của quốc gia này tìm đến Úc du lịch và chi tiêu.
Thủ tướng Malcolm Turnbull phát biểu tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Thượng Hải, 14/4/2016.
Thủ tướng Turnbull tuyên bố 2017 sẽ là năm của du lịch Úc / Trung Quốc, với hàng loạt các sự kiện và các sáng kiến của cả hai nước nhằm khuyến khích du khách ở cả hai quốc gia.
“Càng nhiều người Trung Quốc đến Úc, càng nhiều người Úc đi Trung Quốc, mối quan hệ chúng ta sẽ càng khắng khít, và chúng ta càng hiểu nhau hơn,” ông Turnbull nói với các ký giả tại Trung tâm Triển lãm Thượng Hải hôm thứ Năm 14/4.
Trung Quốc là thị trường du lịch có giá trị nhất đối với Úc, đóng góp $8,3 tỷ đô la cho nền kinh tế với hơn một triệu du khách trong năm ngoái.
Một thỏa thuận trị giá $6 triệu đô la tập trung vào quảng cáo và chia sẻ dữ liệu đã được ký kết giữa Tourism Australia và Air China sáng thứ Năm tuần rồi để chắn chắn du khách Trung Quốc tiếp tục đổ về Úc.
Về phía Úc, ngoài những they đổi quan trong theo chương trình đơn giản hóa visa cho sinh viên quốc tế đến Úc SSVF, giúp sinh viên Trung Quốc nói riêng và sinh viên quốc tế nói chung tìm đến du học ở Úc dễ dàng hơn, còn có:
+ Thời gian visa kéo dài đến 10 năm
+ Nộp hồ sơ xin visa Úc bằng tiếng Quan Thoại (Mandarin), lần đầu tiên Úc chấp nhận hồ sơ bằng ngoại ngữ
+ Một chương trình dễ sử dụng trên điện thoại di động quảng bá nước Úc đến 700 triệu người Trung Quốc đang sử dụng smartphone

Hồ sơ xin visa Pháp

Tags
Hồ sơ visa Pháp diện thăm thân nhân
Giấy tờ cá nhân
- 1 tờ khai xin thị thực ngắn hạn được điền đầy đủ bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và được ký.
- 1 ảnh chứng minh thư mới nhất.
- Hộ chiếu + bản sao của 5 trang đầu của hộ chiếu cùng với tất cả các trang có dấu và thị thực.
- Đối với công dân Việt Nam: sổ hộ khẩu dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh cùng với bản sao của tất cả các trang hộ khẩu.
- Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam: Thẻ tạm trú hoặc thời hạn cần giá trị + Bản sao.
- Thư mời viết tay nêu rõ lý do xin thị thực (visa) và thời gian lưu trú + Bản sao.
- Giấy tờ tài chính xin VISA Pháp
- Giấy tờ chứng minh hoàn cảnh xã hội nghề nghiệp và nguồn thu nhập.
+ Đối với trường hợp làm công ăn lương: xác nhận công việc + giấy nghỉ phép, sao kê tài khoản hoặc 3 bảng lương của 3 tháng gần nhất + bản dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
+ Đối với thương nhân: ĐKKD, sao kê tài khoản của 3 tháng mới nhất + bản dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
+ Đối với hưu trí: thẻ hưu trí + bảng lương hưu của 3 tháng gần nhất hoặc sao kê ngân hàng có ghi số tiền lương hưu.
- Bản sao của các chứng minh tài chính khác: STK, giấy sở hữu nhà, đăng ký ô tô, xe máy ….
Giấy tờ nhận bên Pháp
- Giấy tờ chứng nhận nơi ở: Chứng nhận đón tiếp gốc + bản sao, bản sao CMT hoặc thẻ lưu trú của người mời, bảng lương của 3 tháng gần nhất,
bảng thuế thu nhập gần nhất của người mời nếu thấy người này bảo lãnh chi phí chuyến đi, nếu không có, xác nhận ngân hàng khẳng định số tiền sẽ được trao cho người được mời.
- Đặt vé máy bay khứ hồi (chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh)
- Bảo hiểm y tế, du lịch và hồi hương + bản sao (chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh)
Visa Pháp diện du học ngắn hạn
Giấy tờ cá nhân
- 1 tờ khai xin thị thực ngắn hạn được điền đầy đủ bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và được ký.
- 1 ảnh chứng minh thư mới nhất.
- Hộ chiếu + bản sao của 5 trang đầu của hộ chiếu cùng với tất cả các trang có dấu và thị thực.
- Đối với công dân Việt Nam: sổ hộ khẩu dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh cùng với bản sao của tất cả các trang hộ khẩu.
- Giấy khai sinh công chứng (bản gốc + bản sao + bản dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
Giấy tờ tài chính
- Thư đảm bảo tài chính của mẹ (bản chính + bản sao) + bản dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
- Sổ tiết kiệm của cha mẹ (bản chính + bản sao)
- Bảng lương 6 tháng gần nhất của bố (bản gốc + bản sao + bản dịch)
- Bảng lương 6 tháng gần nhất của mẹ (bản gốc + bản sao + bản dịch)
Giấy tờ nhận bên Pháp
- Giấy báo nhập học hoặc tham gia thi tuyển của 1 trường đại học pháp (bản chính + bản sao).
- Chứng nhận nơi ở (bản gốc + bản sao).
- Nếu thuê nhà: hợp đồng thuê nhà.
- Nếu chỗ ở được cho ở nhờ: Giấy xác nhận viết tay của chủ nhà và bản sao CMT Pháp hoặc thẻ lưu trú.
- Nếu ở KTX: Xác nhận của KTX.
- Các trường hợp khác: Thư giải trình.
- Đặt vé máy bay khứ hồi (chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
- Bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương + bản sao (chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).

Những sai lầm khi xin visa 485 định cư Úc

Tags
Visa 485 là visa tạm trú dành cho sinh viên quốc tế sau khi hoàn thiện khóa học với thời gian tối thiểu là 2 năm tại Úc.
1. Không cung cấp đầy đủ tài liệu khi nộp đơn
Có một số tài liệu bạn cần cung cấp khi nộp đơn lên bộ Di trú trong một lần duy nhất. Nếu bạn không nộp tài liệu này ngay, bạn sẽ không được phép bổ sung sau ngay cả khi bạn thỉnh cầu lên Tòa án.
Những tài liệu không thể thiếu khi xin visa 485:
-  Bằng chứng về việc bạn có bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả người nộp đơn chính và tất cả các thành viên đi kèm);
-  Tất cả các thành viên gia đình từ tuổi 16 trở lên phải cung cấp bằng chứng đã nộp lên hồ sơ lý lịch tư pháp của Úc;
-  Bạn phải có đủ điều kiện ngoại ngữ tiếng Anh (6.0 overall và không band nào dưới 5.0 cho IELTS hoặc 50 overall và không có band nào dưới 36 cho PTE).
2. Xin nhầm ngạch của visa 485
Khi xin visa 485, bạn phải ghi đúng nhánh bạn muốn xin (Post Study Work stream hay Graduate stream). Bạn không thể thay đổi sau khi đã nộp đơn.
Đặc điểm của nhánh Post Study Work stream:
-  Bạn được ở lại Úc 2 năm;
-  Bạn không có hạn chế phải học ngành gì (chỉ cần là học từ đại học trở lên).
Đặc điểm của nhánh Graduate Work stream:
–  Bạn được ở lại Úc 18 tháng;
-  Dành cho những bạn học các khóa có nằm trong danh sách nghề có tay nghề cao (SOL – Skilled Occupations List);
-  Bạn không cần phải làm đánh giá kĩ năng (Skill Assessment).
Nói chung, nhánh Post Study Work Stream lý tưởng hơn cả. Nhánh Graduate Work stream có thể là sự lựa chọn tốt nếu bạn học tại Úc trước tháng 11/2011 hoặc nếu bạn học các khóa học nghề tại trường cao đằng được cấp bằng Diploma hay các khóa được cấp chứng chỉ khác.
3. Không biết cách xin đánh giá kĩ năng (Skill Assessment) cho nhánh Graduate Work stream thành công
Nếu bạn đi theo Graduate Work stream, bạn sẽ cần để cử công việc nằm trong danh sách nghề có tay nghề cao SOL và phải vượt qua đợt kiểm tra tay nghề này. Có một vài điều bạn cần lưu ý:
- Bạn phải cung cấp bằng chứng (hóa đơn) là bạn đã xin đánh giá kĩ năng (Skill Assessment) tại thời điểm bạn xin visa 485. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể xin visa 485 trước khi có được kết quả kiểm tra tay nghề.
- Bạn không thể thay đổi công việc đề cử sau khi xin đánh giá kĩ năng (Skill Assessment). Vì thế, chọn công việc đề cử chính xác ngay từ đầu là điều tối quan trọng.
Bạn phải chứng minh được những gì bạn học liên quan mật thiết tới những kĩ năng cần cho công việc được đề cử.
4. Không biết tận dụng thời gian của visa 485
Thời gian visa 485 là cực kỳ quan trọng vì nó là bước đệm cho bạn xin visa định cư thành công sau này. Sau đây là 3 việc bạn nên làm khi có visa 485:
-  Professional Year: học PY để được cộng thêm 5 điểm. Khóa PY áp dụng cho những bạn học kế toán, IT và kỹ sư.
-  Xin làm toàn thời gian: bạn có thể dùng thời gian được ở lại Úc của visa 485 để kiếm việc toàn thời gian (phục vụ mục đích tài trợ sau này). Nếu bạn có được từ một đến ba năm kinh nghiệm tại nước Úc, bạn sẽ xin được 5 điểm kinh nghiệm khi xin định cư lâu dài sau này.
-  Cơ hội xin tài trợ vùng miền: Visa 485 cho phép bạn chuyển tới các vùng khác nhau của nước Úc để sống và làm việc. Điều này sẽ tăng khả năng bạn được vùng miền đó đề cử (state sponsorship) để xin định cư lâu dài theo visa 489/190 sau này.

Giới thiệu chương trình đầu tư định cư Mỹ

Tags

Năm 1990, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật định cư Mỹ theo diện đầu tư hay còn gọi là visa EB-5 với mục đích thu hút vốn đầu tư từ khắp các nước trên thế giới, tạo việc làm cho người bản xứ và góp phần phát triển đất nước hơn nữa.
Hằng năm có đến 10.000 thẻ xanh (visa thường trú) cho người đến theo diện đầu tư định cư Mỹnày, trong đó 3.000 thẻ xanh được ấn định dành cho các nhà đầu tư tham gia các dự án thuộc quản lý của các Trung tâm vùng chỉ định (Regional Center)

Yêu cầu của chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5
Để có thể tham gia chương trình EB-5, các nhà đầu tư cần phải chứng minh được số tiền đầu tư vào dự án ở Mỹ là hoàn toàn hợp pháp. Ngoài ra việc đầu tư này có khả năng tạo ra ít nhất 10 việc làm cho người bản xứ. Để đầu tư định cư Mỹ diện EB-5 số tiền yêu cầu là 1 triệu USD tại bất cứ nơi nào ở Mỹ và 500.000 USD vào những khu vực chỉ định trên nước này.
Thẻ xanh sẽ được cấp cho người đứng đơn là vợ/chồng hợp pháp và con cái dưới 21 tuổi, thẻ được cấp lần đầu có thời hạn 2 năm. Sau 2 năm đó, nhà đầu tư cần chứng minh việc đầu tư vấn đang được duy trì và cng cấp việc làm cho ít nhất 10 người bản xứ. Khi chứng minh thành công điều này nhà đầu tư và cả gia đình sẽ được cấp thẻ xanh vĩnh viễn.
Theo đó 2 yếu tố quan trọng trong chương trình đầu tư định cư Mỹ chính là nguồn tiền và dự án đầu tư, bạn cần phải xem xét cẩn thận hai yếu tố này trước khi tham gia chương trình. Ngoài ra không có bất kỳ đòi hỏi nào được đưa ra cho người đứng đơn.
Những con số nổi bật trong chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5
– 6.575 hồ sơ I-526 được nộp trong vòng 3 tháng cuối năm tài chính tương đương với 3,2 tỷ USD vốn đầu tư từ 01/07/2015 đến 30/09/201.
– Tính đến ngày 30/09/2015, có 17.367 hồ sơ đang đợi xét duyệt tương đương 8,68 tỷ USD vốn đầu tư
– Năm 2015 có 8.756 hồ sơ được chấp thuận và con số này tăng gấp đôi so với năm 2014.
Lợi ích của nhà đầu tư khi tham gia chương trình đầu tư định cư Mỹ. Những quyền lợi này tương đương với những người bản xứ, cụ thể:
– Có quyền duy trì quốc tịch và việc kinh doanh tại Việt Nam
– Con cái được học miễn phí tại các trường công lập từ tiểu học đến THPT
– Được hưởng mức học phí đại học tương đương với người bản xứ
7 điều cần biết về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5
1. Chương trình này cực kỳ phổ biến sau khi thị trường tài chính sụp đổ vào năm 2008 để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ. Năm 2008 đã tăng đến 1.300 suất.
2. Đa số nhà đầu tư EB-5 là người Trung Quốc với khoảng 90% số visa được cấp theo diện đầu tư định cư Mỹ. 
3. Chương trình này được giám sát bởi Sở di trú và các dịch vụ xuất nhập cảnh
4. Chương trình EB-5 được xây dựng để cạnh tranh với những chương trình đầu tư nhập cư tại Canada
5. Nếu bạn là một nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại một vùng trung tâm thuộc EB-5 bạn đã gián tiếp tạo ra 10 việc làm toàn thời gian cho người bản địa bằng vốn đầu tư của mình.
6. Đầu tư định cư Mỹ EB-5 được gia hạn đến 30/09/2016. Tuy nhiên Sở di trú vẫn có thể tăng vôn đầu tư từ 500.000 đô đến 800.000 hoặc 1 triệu đô mà không cần thông qua quốc hội Mỹ.
7. Eb-5 là một trong số ít các chương trình di trú nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Tất cả mọi người đều thích nhìn thấy công việc làm được tạo ra một cách miễn phí trong khu vực của họ.

Thông tin về bài kiểm tra IELTS du học

Tags
IELTS Học Thuật
IELTS Học Thuật đánh giá độ thành thạo Anh ngữ cần dùng trong môi trường học thuật, giáo dục đại học. Mọi người đều có thể hiểu được các phần thi và đề thi, bất chấp trọng tâm môn học của bạn là gì.
Cấu trúc bài thi Học Thuật gồm, nói chung, dành cho những ai muốn học hoặc huấn luyện tại một trường đại học giảng dạy bằng Anh ngữ ở mức độ đại học hoặc sau đại học, hoặc các trường ở bậc giáo dục cao hơn. Nhiều ngành nghề (vd: y khoa, y tá, kế toán, kỹ sư) cũng yêu cầu kết quả bài thi Học Thuật dùng để ghi danh tại nhiều quốc gia.
IELTS Tổng Quát
Bài thi IELTS Phổ Thông đánh giá độ thành thạo Anh ngữ trong ngữ cảnh ứng dụng hàng ngày. Các phần thi và đề thi phản ánh các tình huống tại nơi làm việc cũng như ngoài xã hội. Phiên bản Phổ Thông thường dành cho những ai đến các quốc gia nói tiếng Anh để học phổ thông, tìm kinh nghiệm làm việc hoặc các chương trình đào tạo. Phiên bản này của bài thi thường là một yêu cầu khi xin visa nếu bạn đang lên kế hoạch di cư đến các quốc gia nói tiếng Anh bao gồm Úc, Vương Quốc Anh, Canada và New Zealand.
Nếu bạn sắp thi IELTS Học Thuật hoặc IELTS Phổ Thông dùng để xin visa, bạn sẽ cần đảm bảo rằng bạn phải thi tại một trung tâm được UKVI chấp thuận. IELTS Học Thuật hoặc IELTS Phổ Thông dùng để nộp đơn xin visa Anh hoặc visa ngoài Anh đều như nhau - về nội dung, người chấm thi, hình thức, độ khó, chấm điểm và các phần khác.
IELTS Kỹ Năng Sống
IELTS Kỹ Năng Sống là bài thi Nghe và Nói, có ở cấp độ CEFR A1 và CEFR B1. Bài thi này được thiết kế để đáp ứng yêu cầu dành cho Nhập Cư và visa Anh dành cho các hạng mục visa nhất định và các mục đích nhập cư khác.
Bài thi và điểm IELTS dùng để áp dụng visa Anh
Xin lưu ý rằng nếu bạn cần bài thi IELTS dùng để xin visa Anh, bạn có thể thi tại trung tâm tổ chức thi IELTS do UKVI chấp thuận. Trung tâm kiểm tra IELTS VN101 (TP Hồ Chí Minh) và VN104 (Hà Nội) là trung tâm tổ chức thi IELTS do UKVI chấp thuận và chúng tôi cung cấp toàn bộ bài thi IELTS dành cho đơn xin visa Anh.
Lưu ý về bài thi IELTS
1. IELTS được UKVI chấp nhận tại mức điểm từ 4.0 trở lên, tương đương với CEFR cấp B1.
2. UKVI sẽ chấp nhận bài thi trong danh sách SELT hoặc bài thi theo quy định Ofqual dùng cho loại nhập cư này. Bài thi phải gồm phần Nghe Nói B1.
3. Điểm nêu trên dành cho loại 4 là yêu cầu của UKVI. Đại học và cao đẳng có thể yêu cầu thang điểm cao hơn dành cho khóa học mà bạn nộp đơn vào. Xin vui lòng kiểm tra với cơ quan này về yêu cầu điểm cho khóa học của bạn.
Xin lưu ý rằng những thay đổi này không ảnh hưởng việc sử dụng IELTS từ công dân trong khối Liên Minh châu Âu, Khu Kinh Tế Châu Âu, Thụy Sĩ và “các quốc gia có phần đông dân số nói tiếng Anh” do Bộ Nội Vụ Anh quyết định

Lưu ý quan trọng dành cho visa sinh viên loại 4
Việc thay đổi visa mới này không áp dụng cho visa sinh viên loại 4. Những ai nộp đơn xin visa sinh viên loại 4 vào một trường Highly Trusted Sponsor (HTS) để học văn bằng cử nhân hoặc thạc sĩ được yêu cầu đáp ứng trình độ tiếng Anh do trường quy định.
Tất cả các đại học cao đẳng của Anh đều chấp nhận kết quả IELTS. Có nghĩa là bạn không cần kiểm tra IELTS theo yêu cầu do UKVI quy định, trừ khi trường bạn có yêu cầu này. 


Có nên du học cấp 3 tại Mỹ

Tags
Hiện tại, Mỹ được xem là một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Các trường trung học cho đến bậc cao đẳng, đại học tại Mỹ luôn thu hút học viên từ khắp nơi theo học. Môi trường học tập tại Mỹ rất năng động và cởi mở, khuyến khích học viên phát triển bản thân theo hướng bộc lộ tiềm năng một cách tối đa. Và giai đoạn chuyển cấp chính là thời điểm thích hợp nhất để suy nghĩ và quyết định về tương lai của bản thân thông qua việc du học cấp 3 tại Mỹ.

Tại sao nên du học cấp 3 tại Mỹ
Đầu tiên là phải nói về “Giáo Dục” ở Mỹ. Nền giáo dục tại Mỹ rất chú trọng độ tuổi từ 15-18 tuổi vì đó là lúc phát triển thể chất và tinh thần tốt nhất cho thanh thiếu niên. Giai đoạn hoàn hảo để phát triển khả năng tiếp thu nhanh, phản ứng nhạy và ghi nhớ lâu của con người.
Du học cấp 3 ở Mỹ còn là một “bàn đạp” giúp bạn lên được cao đẳng và đại học thuận lợi hơn. Bởi do các chương trình đào tạo ở trường cấp 3 của Mỹ thường cung cấp một số kiến thức chung cho học sinh, và kết quả của các môn học này đôi khi cũng được dùng để xét tuyển vào Đại học. Các kì thi SAT (Scholastic Aptitutde Test) cũng giúp cho việc đăng ký vào phần lớn các cao đẳng và đại học ở Mỹ. Chính các những yếu tố trên đã khiến cho việc du học cấp 3 sẽ hỗ trợ các học sinh quốc tế có được nền tảng cũng như những bước chuẩn bị tốt nhất về kiến thức lẫn đời sống trước khi tiến tới giai đoạn cao đẳng và đại học đầy gian nan.
Bên cạnh đó, học từ lớp 9 ở Mỹ thì bạn sẽ có tất cả là 4 năm để rèn luyện kỹ năng tiếng anh thật chau chuốt. Để khi vào cao đẳng hay đại học sẽ nghe giảng rõ hơn, tiếp thu bài tốt hơn.
Ngoài ra, khi đang trong quá trình du học cấp 3 tại Mỹ, bạn sẽ được đi tham gia các chuyến tham quan do trường tổ chức nhằm mục đích đến các trường Đại học trong khu vực tìm hiểu đồng thời được tư vấn những thông tin cần thiết về ngành học cũng như trường Đại học mà bạn có ý định theo học. Quan trọng hơn, nếu chịu khó học tập chăm chỉ với thành tích tốt, bạn sẽ được học trước vài môn sẽ học ở bậc Đại học, điều này giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá về tài chính.
Chính vì vậy, việc lựa chọn du học từ cấp 3 sẽ hỗ trợ bạn có thêm kinh nghiệm sống, trao dồi khả năng tiếng anh, hiểu nhiều hơn về văn hóa xã hội và còn giúp ích cho việc định hướng cho tương lai và sự nghiệp sau này.
Lộ trình du học cấp 3 tại Mỹ
Đối với học sinh vừa tốt nghiệp cấp 2 đang học đầu lớp 10:
– Học sinh có thể xin học chương trình trung học tại Mỹ (xin nhập học tại các trường tư).
– Thời gian nhập học: tùy trường.
– Học kỳ I: tháng 8-9.
– Học kỳ II: tháng 1-2.
– Học phí (đã bao gồm ăn ở tùy trường):
+/- 6.000$ – 12.500$ / ½ năm
+/- 12.000$ – 25.000$ / năm
Đối với học sinh đã học xong lớp 10 hoặc vừa học xong một học kỳ lớp 10:
– Học sinh có thể xin nhập học chương trình trung học tại Mỹ.
– Học sinh có thể học chương trình kép tại Washington (chỉ có tại bang Washington).
– Điều kiện nhập học: học sinh từ 16 tuổi trở lên, học lực trung bình khá trở lên, học sinh sẽ học song song 1 lúc 2 chương trình: phổ thông (11, 12) và đại học đại cương và sau 2 năm sẽ có 02 bằng: Bằng tú tài Mỹ, Bằng đại cương (bằng này có thể liên thông lên đại học).
– Học phí: +/- 14.000$ / năm (bao gồm ăn ở) nếu không ở thì học phí là: 7.500$ / năm.
– Thời gian nhập học: tháng 1, 3, 6, 9.
– Học sinh có thể ở nhờ nhà người thân.
– Có một số trường yêu cầu điều kiện học lực từ 7.0 trở lên.

Định cư Mỹ theo diện làm việc EB3

Tags
Định cư Mỹ diện theo diện làm việc EB3 là gì?
Chương trình EB3 là chương trình dành cho cả gia đình bao gồm vợ, chồng, các con chưa lập gia đình dưới 21 tuổi dựa trên sự bảo lãnh của một doanh nghiệp tại Mỹ hay nhà tuyển dụng tại Mỹ:
– Đối với chương trình định cư EB3 thì các nhà tuyển dụng Mỹ rất quan trọng vì họ sẽ là đơn vị bảo lãnh và cung cấp cho bạn một công việc toàn thời gian.
– Công việc đang cần tuyển vẫn đang trong quá trình tuyển dụng tại Mỹ và thời điểm tuyển dụng phải trước khi lúc người lao động được thuê.

– Để có thể tuyển được một lao động nước ngoài, các nhà tuyển dụng Mỹ phải chứng minh với Bộ lao động Mỹ rằng họ đã trải qua một quá trình tuyển dụng rộng khắp nhưng không thành công tại thị trường lao động Mỹ và họ không thể tìm thấy một người lao động bản xứ nào có thể đảm nhận được vị trí cần tuyển.
– Công việc nhà tuyển dụng Mỹ giao cho người lao động cần rõ ràng, chính xác như thoả thuận ban đầu và không có những yêu cầu nào quá mức cho phép của luật lao động.
– Cuối cùng nhà tuyển dụng phải có đủ khả năng tài chính và điều kiện để sử dụng lao động nước ngoài với công việc toàn thời gian và lâu dài. Ngoài ra mức lương trả cho các lao động nước ngoài phải tương đương với mức lương của lao động trong nước cho cùng vị trí, địa điểm và thời gian làm việc.
Các tiêu chí xin visa định cư Mỹ theo diện làm việc EB3
Lao động có tay nghề
– Lao động có tay nghề là những người có công việc đòi hỏi tối thiểu 2 năm đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc mà không phải là công việc thời vụ hay tạm thời.
– Yêu cầu bằng chứng:
+ Bằng chứng chứng minh bạn có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc hoặc đã qua 2 năm đào tạo
+ Có khả năng đảm nhiệm các công việc mà những lao động sẵn có tại Mỹ không đủ điều kiện
– Yêu cầu chứng nhận: bạn cần có giấy chứng nhận lao động và một lời mời làm việc toàn thời gian và lâu dài.
Chuyên gia
– Là thành viên của các ngành nghề mà công việc đòi hỏi phải có ít nhất một bằng cử nhân tại trường đại học của Mỹ hoặc có bằng cấp nước ngoài tương đương.
– Yêu cầu bằng chứng:
+ Định cư Mỹ theo diện làm việc EB3 đối với chuyên gia phải có bằng chứng chứng minh bạn sở hữu một bằng đại học Mỹ hoặc bằng cấp nước ngoài tương đương và bằng đại học, đó là yêu cầu thông thường để bạn có thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó. 
+ Thực hiện được các công việc mà những lao động hiện có tại Mỹ không đủ điều kiện
+ Các bằng cấp khác và kinh nghiệm làm việc không thay thế được bằng đại học. 
+ Phải có giấy chứng nhận lao động và lời mời làm việc toàn thời gian, lâu dài

Lao động phổ thông
– Định cư Mỹ theo diện EB3 đối với lao động phổ thông yêu cầu ít hơn 2 năm kinh nghiệm, người lao động có khả năng thực hiện công việc mà những lao động đủ điều kiện không có sẵn ở Mỹ.
– Điều kiện tham gia cho đương đơn ở Việt Nam
+ Trên 18 tuổi
+ Sức khoẻ và lý lịch tư pháp tốt
+ Không yêu cầu trình độ, kinh nghiệm và bằng cấp
+ Không giới hạn vùng miền
– Điều kiện đối với đương đơn đang ở Mỹ: là du học sinh theo chương trình F1 và I-20 hoặc khách du lịch B1/B2 đang lưu trú hợp pháp tại Mỹ.
– Yêu cầu bằng chứng: thời điểm visa được nộp thay bạn cần có khả năng thực hiện các công việc phổ thông (dưới 2 năm kinh nghiệm, đào tạo) không phải công việc tạm thời hay thời vụ và các công việc này những lao động tại Hoa Kỳ không đủ điều kiện thực hiện.
– Yêu cầu chứng nhận: Cần có giấy chứng nhận lao động và một lời mời làm việc lâu dài, toàn thời gian

Thông tin về visa du học Pháp

Tags
Visa (còn gọi là thị thực nhập cảnh) là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Như vậy, để sinh sống, học tập, làm việc tại Pháp, bạn cần có visa thì mới có thể đặt chân tới quốc gia này. Vậy, câu hỏi đặt ra là xin visa du học Pháp có khó không?
Thông tin về visa du học Pháp
Việc cấp visa cho một người nước ngoài du học tại Pháp không hề dễ dàng. Đặc biệt, đây lại là quốc gia có quy định ngặt nghèo về lưu trú, nhập cư. Kinh nghiệm xin visa du học cho thấy, nếu bạn đã từng để trượt visa một lần thì sẽ rất khó khăn trong việc xin visa cho những lần tiếp theo. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là bạn cần tìm hiểu kỹ mọi thủ tục và nên được tư vấn trước khi xin visa du học, tránh trường hợp để trượt visa vì những lý do không đáng.
Để xin visa du học Pháp, trước hết bạn cần có một bộ hồ sơ đầu đủ. Việc chuẩn bị hồ sơ tốt sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ Đại Sứ Quán Pháp. Thông qua hồ sơ, họ sẽ thấy được trình độ kiến thức, mức độ am hiểu về  trường học, ngành học và kế hoạch học tập cụ thể của bạn. Đồng thời họ sẽ đánh giá năng lực và quyết định xem bạn có đủ tiêu chuẩn để phỏng vấn visa hay không.
Hồ sơ xin visa du học Pháp
Kèm theo hồ sơ xin visa, bạn sẽ phải nộp thêm lệ phí xin visa: 50 euro, tương đương 1.300.000 VNĐ. Đối với những bạn được cấp học bổng từ Pháp, bạn sẽ không cần nộp khoản lệ phí này. Để tránh những rủi ro và không được trả lệ phí, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
+ 02 tờ khai xin visa dài hạn;
+ 03 ảnh mới nhất (nền trắng; 3,5×4,5)
+ Hộ khẩu gia đình đã được dịch và công chứng;
+ Bản sao hộ chiếu (còn hiệu lực nhiều hơn 6 tháng so với hiệu lực của visa;
+ Giấy khai sinh (công chứng dịch sang tiếng Pháp);
+ Giấy chứng nhận đã qua vòng phỏng vấn tại CampusFrance;
+ Giấy bảo lãnh đối với những bạn du học sinh khi đặt chân tới Pháp chưa đủ 18 tuổi (theo mẫu của Đại Sứ Quán, hợp đồng điện nước và thẻ cư trú “Titre de sejour” của người bảo lãnh;
+ Các giấy tờ chứng minh trình độ học vấn của bạn (chứng chỉ nhập học, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông bản sao hay thẻ sinh viên…);
+ Giấy chứng nhận đăng ký học hoặc đã được chấp nhận tại một trường đại học của Pháp;
+ Chứng chỉ trình độ tiếng Pháp (TCF…);
+ Giấy tờ chứng minh tài chính;
+ Chứng nhận chỗ ở tại Pháp;
+ Điền giấy OFII để Đại Sứ Quán đóng dấu khi được cấp visa.
Sau khi đã được duyệt hồ sơ và bước vào vòng phỏng vấn thì việc còn lại của bạn là cố gắng luyện tập phỏng vấn thật tốt và tự tin giải quyết các vấn đề phát sinh. Đại Sứ Quán có thể sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi khác nhau nhằm xem xét bạn có đủ tiêu chuẩn để du học tại Pháp hay không.
Sức mạnh của dịch vụ tư vấn visa du học chuyên nghiệp
Tiết kiệm công sức, tiền bạc cho sinh viên và quan trọng nhất là tăng khả năng đậu visa, đó là những ưu điểm từ dịch vụ tư vấn visa của của các công ty du học. Các bạn sinh viên không phải mất nhiều thời gian đi lại để chuẩn bị hồ sơ xin visa.
Chỉ cần cung cấp thông tin cụ thể của mình như mục đích học; ngành học; trường đại học muốn đi du học; nhân thân, chứng minh tài chính,… cho các công ty tư vấn du học và chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của họ, mọi công đoạn như làm việc trực tiếp với Lãnh sự quán, sắp xếp hồ sơ, giải đáp thắc mắc và tư vấn giúp các bạn sinh viên tự tin hơn trong quá trình phỏng vấn đều do công ty tư vấn du học thực hiện, kết quả là khả năng đâu visa gần như 100%.


Chính sách định cư Mỹ dành cho du học sinh mới nhất

Tags
Du học Mỹ đang ngày càng được nhiều phụ huynh quan tâm bởi ai cũng muốn con mình được tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt nhất.
Chính sách nhập cư mới của Mỹ có những thay đổi gì?
Điểm thay đổi trọng tâm trong chính sách mới của tổng thống Trump chính là việc ban hành lệnh cấm nhập cư từ 7 nước Trung Đông: Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến du học sinh từ các nước này. Tuy nhiên, lệnh cấm nhập cư trên không áp dụng với du học sinh các nước khác, trong đó có Việt Nam. Các học sinh Việt Nam vẫn hoàn toàn có thể du học Mỹ nếu đủ điều kiện về học lực, ngoại ngữ, visa và tài chính.
Chính sách nhập cư mới cũng đã thắt chặt hơn về việc xin visa của người ngoại quốc nếu muốn nhập cư hoặc du học Mỹ. Phụ huynh muốn xin visa du học Mỹ cho con mình cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về hồ sơ, các thông tin cần được khai báo trung thực vì khâu kiểm soát nay đã nghiêm ngặt hơn trước.
Ngoài ra, việc gia hạn visa qua đường bưu điện trước đây không quá 48 tháng nhưng bây giờ đã rút ngắn chỉ còn không quá 12 tháng kể từ ngày hết hạn. Phụ huynh cần lưu ý để kịp thời nhắc các em gia hạn visa.
Cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng khi xin visa du học Mỹ
Chính sách cấm nhập cư của tổng thống Trump không nhắm tới đối tượng học sinh Việt Nam nhưng cũng ảnh hưởng gián tiếp đến việc xét duyệt hồ sơ visa. Trong thời gian gần đây, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã nghiêm khắc hơn trong quá trình xét duyệt visa của du học sinh. Các học sinh cần giao tiếp tiếng Anh khá, chuẩn bị kế hoạch học tập rõ ràng để thuyết phục họ rằng các em muốn qua Mỹ chỉ nhằm một mục đích là học và sẽ luôn nghiêm túc với điều đó. Đồng thời, phụ huynh cần chứng minh được khả năng tài chính của gia đình và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ phỏng vấn. Phụ huynh và học sinh có thể xem thêm danh sách các giấy tờ cần bao gồm trong hồ sơ phỏng vấn Visa Mỹ tại đây!
Du học sinh vẫn có cơ hội làm việc tại Mỹ
Khi quyết định du học Mỹ, có không ít du học sinh muốn được ở lại Mỹ để tiếp tục làm việc. Chính sách nhập cư mới của tổng thống Trump vẫn cho phép du học sinh sau khi tốt nghiệp được phép ở lại thực tập 1 năm dưới dạng OPT (đào tạo thực hành tự chọn). Sau đó, các em được phép xin visa H-1B để làm việc tạm thời tại Mỹ.
Việc xin visa H-1B không hề dễ dàng vì số lượng visa H-1B được cấp hàng năm đều bị giới hạn số lượng. Du học sinh quốc tế cần thông qua công ty của Mỹ để họ chuẩn bị các giấy tờ và bảo lãnh cho mình. Các du học sinh năng động, có học lực tốt, kỹ năng tốt sẽ có cơ hội xin được visa cao hơn. Vì các em phải thật sự giỏi thì mới được công ty Mỹ bảo lãnh cho mình thay vì họ có thể tuyển dụng sinh viên Mỹ mà không cần qua bất kỳ pháp lý bảo lãnh rườm rà nào.
Dù con đường phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng nếu phụ huynh đang ấp ủ giấc mơ du học Mỹ cho con mình, hãy chuẩn bị thật kỹ hành trang ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó, quý vị nên tham khảo sự tư vấn từ những văn phòng tư vấn du học chuyên nghiệp để có thể nắm bắt những thông tin mới nhất về chương trình du học Mỹ cũng như các thông tin thay đổi mới nhất trong chính sách du học Mỹ 2017

Định cư New Zealand sau du học

Tags
Du học New Zealand mang tới cho du học sinh nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau với chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế và môi trường học tập an toàn. 
Tổng quan du học New Zealand
New Zealand là một quốc đảo nhỏ phía đông của Úc và bây giờ trở thành một nơi đầy hứa hẹn để vì nó cung cấp nhiều cơ hội cho những người muốn theo đuổi loại hình khác nhau trong sự nghiệp. New Zealand sẽ mở ra nhiều con đường cho những người theo định hướng nghề nghiệp khác nhau, những lợi ích của việc nhập cư đến New Zealand rất nhiều. Trung bình mỗi năm, một con số kỷ lục của các đơn di trú được nhận bởi các bộ phận nhập cư của New Zealand từ những đơn đương đơn nước ngoài.
Các thành phố khác nhau của New Zealand như Wellington, Hamilton, Auckland, Dunedin kết hợp những con người khác nhau của nước ngoài trong các công ty và chấp nhận họ trong tình anh em của họ và môi trường làm việc tích cực. Cả những người chuyên nghiệp và tay nghề cao có cơ hội để làm việc và điều này làm tăng năng suất tổng thể và điều kiện kinh tế của New Zealand. 
Chính phủ New Zealand đảm bảo mức độ an toàn trong nước và một điều kiện sống tốt hơn nhiều so với nhiều nước trên thế giới. Các điều kiện chính mà một người nhập cư tiềm năng có thể xem xét bao gồm điều kiện sống tốt, giao thông vận tải, công việc và cơ hội nghề nghiệp, cơ sở y tế cũng như các cơ sở giáo dục cho con cái và New Zealand có tất cả những diều kiện này.
Thông tin về ở lại làm việc sau hoàn thành du học New Zealand
Du học  New Zealand, sinh muốn ở lại  cần phải có VISA để ở lại làm việc sau khi hoàn thành khóa học.
Để ở lại New Zealand và làm việc sau khi kết thúc việc học tập, du học sinh cần phải đổi sang VISA làm việc phù hợp.
Chính sách nhập cư của New Zealand bao gồm công việc sau khi tốt nghiệp cho những sinh viên quốc tế đạt được trình độ, năng lực nhất định, cho phép sinh viên tích lũy kỹ năng làm việc, trau dồi kiến thức thực tế đúng chuyên ngành học tập mà họ vừa hoàn thành.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực học tập, sinh viên sẽ có cơ hội ở lại và làm việc tại New Zealand thời gian lên tới 4 năm hoặc định cư lâu dài.
Tuy nhiên, điều đầu tiên mà du học sinh cần phải làm là được chấp thuận VISA làm việc. Có 2 diện Visa dành cho sinh viên sau tốt nghiệp:
Post-study work (Open): Visa này dành cho du học sinh mới tốt nghiệp, chưa tìm được việc làm. Yêu cầu sinh viên phải nộp đơn không muộn hơn 3 tháng kể từ ngày tốt nghiệp, đảm bảo tài chính ít nhất NZ$4,200 trong tài khoản. Visa này cho phép sinh viên ở lại New Zealand không quá 12 tháng để tìm một công việc tương xứng với chuyên ngành học tập. Sau khi tìm được việc làm, sinh viên có thể xin lại Visa diện làm việc dài hạn (từ 2-3 năm) để tiếp tục được ở lại New Zeland. Trong khi sinh viên tìm   một công việc chính thức, họ được phép làm thêm bất kỳ công việc nào để trang trải cuộc sống
Post-study work (employer assisted): Visa này cho phép sinh viên mới tốt nghiệp ở lại New Zealand để học nghề và tích lũy kinh nghiệm làm việc đúng với chuyên ngành học tập của họ (thường là 2 năm hoặc 3 năm nếu kinh nghiệm làm việc cần đăng ký chuyên môn hoặc làm việc cho những tổ chức có thời hạn ). Visa này liên quan tới một nghề nghiệp cụ thể, với đơn vị tuyển dụng cụ thể.
Sau khi làm việc theo diện “employer assisted”, du học sinh nào có đủ kinh nghiệm làm việc tại New Zealand có thể nộp đơn xin Visa thường trú. Nếu công việc của sinh viên thuộc diện những nghề nghiệp bị thiếu hụt lao động tại New Zealand thì cơ hội được ở lại làm việc và định cư của sinh viên sẽ cao hơn.

Có được cấp thẻ xanh khi mua nhà tại Mỹ không

Tags
Sở hữu thẻ xanh định cư và trở thành công dân của Mỹ luôn là giấc mơ của hàng ngàn người trên khắp thế giới bởi hiện nay Mỹ là một siêu cường quốc phát triển hiện đại và gần như đứng đầu thế giới. Chính vì vậy những người nước ngoài luôn tìm đủ mọi cách để kiếm cho mình một chiếc thẻ xanh, trong số đó không ít trường hợp thắc mắc liệu mua nhà ở Mỹ có được cấp thẻ xanh không. 
Từ trước đến nay có rất nhiều người vấn đang nhầm lẫn về vấn đề đầu tư bất động sản theo chương trình đặc biệt của chính phú Mỹ dành riêng cho những người thường trú được gọi là EB-5. Đầu tiên về vấn đề pháp lý có thể khẳng định 100% rằng cho đến lúc này thì không có bất kỳ một văn bản luật nào tại Mỹ công nhận sự liên hệ giữa việc cấp visa nhập cư Mỹ và việc đầu tư bất động sản. Do đó không có chuyện nếu như bạn mua một ngôi nhà ở Mỹ thì sẽ có cơ hội được cấp visa, cấp thẻ xanh hay có được tư cách thường trú nhân một cách hợp pháp ở Mỹ. Đối với thắc mắc mua nhà ở Mỹ có được cấp thẻ xanh không thì cho đến lúc này mọi câu trả lời đều là không.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu như bạn đang sở hữu một bất động sản thương mại cụ thể như một cửa hàng, toà nhà cho thuê và có được lợi tức hàng tháng thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi và lý do vô cùng hợp lý để có thể xin cấp thẻ xanh Mỹ và mở rộng cơ hội được chấp thuận cho mình. Đương nhiên là các viên lãnh sự Mỹ vẫn sẽ có quyền từ chối bạn bởi vấn đề mua nhà được cấp thẻ xanh này không có điều luật cụ thể ràng buộc.
Dù là thế ở Mỹ các trường hợp từ chối cấp visa, thẻ xanh đối với những đối tượng sở hữu khối tài sản thương mại lớn là rất hiếm, chỉ riêng những trường hợp đặc biệt. Đa số những người có tài sản nhất định ở Mỹ sẽ dễ được cấp visa ra vào Mỹ.
Nếu như bạn thực hiện các liên hệ trao đổi với chuyên viên bất động sản về dự án đầu tư thì những thương vụ này sẽ bao gồm các loại giấy tờ chứng minh cam kết mua bán hay dự án đầu tư bất động sản đã và đang được tiến hành. Và vì thế những giấy tờ này sẽ có giá trị và sức thuyết phục cực lớn khi bạn nộp hồ sơ xin thẻ xanh vào Mỹ, lúc này bạn sẽ thuộc diện visa dành cho doanh nhân thăm viếng, làm việc có thời hạn tại Mỹ được gọi là B-1.
Việc mua một ngôi nhà cho con cái đang du học tại Mỹ sinh sống sẽ không là một yếu tố được chú ý khi xem xét cấp visa vào Mỹ. Đối với những trường hợp này thì việc cấp visa sẽ chủ yếu dựa trên các yếu tố về thân nhân ở Việt Nam của bạn nghĩa là những điều này sẽ chứng tỏ bạn có điều kiện vững chắc ở Việt Nam và không có ý định cư trú lâu dài ở Mỹ bao gồm: gia đình, nghề nghiệp….
Tuy nhiên đừng vội thất vọng với câu trả lời về vấn đề mua nhà ở Mỹ có được cấp thẻ xanh không bởi vì nếu như bạn đầu tư mua một ngôi nhà cho con cái đang du học tại đất nước này, bạn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho con mình trong những mối quan hệ xã hội, dễ dàng tìm được việc làm và có những điều kiện thuận lợi để được phép ở lại Mỹ hợp pháp và lâu dài.
Mặc dù việc bạn mua nhà không đồng nghĩa với việc con cái bạn có thể sinh sống tại Mỹ mà nó phụ thuộc vào địa vị làm việc của họ sau khi ra trường tại một công ty Mỹ và khi đó bạn sẽ thuộc chương trình visa lao động tạm thời H-1B.

Những điều kiện cần biết về định cư tại Mỹ

Tags
Một trong những câu hỏi lớn về giấc mơ có một cuộc sống tươi sáng phía bên kia bán cầu không chỉ riêng đối với những người bình thường và cả các doanh nhân chính là làm thế nào để có đủđiều kiện định cư Mỹ? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về điều này nhé.

Định cư tại Mỹ theo diện gia đình
Đây là trường hợp phổ biến nhất đối với người muốn nhập cư Mỹ, một số người thân của các công dân Hoa Kỳ như là người thân trực tiếp và không cần phải đợi đến khi thị lực có hiệu lực. Loại visa này không bị giới hạn số lượng mỗi năm, điển hình là những trường hợp vợ chồng bảo lãnh nhau, con bảo lãnh bố mẹ hay bố mẹ bảo lãnh con cái.
Đối với những trường hợp bảo lãnh vợ chồng hay bảo lãnh con dưới 18 tuổi thì thủ tục được hoàn tất khá nhanh để tạo điều kiện cho việc định cư tại Mỹ ổn định. Nếu như con cái bảo lãnh bố mẹ hay bố mẹ bảo lãnh con trên 18 tuổi thì hồ sơ lại được duyệt khá lâu.
Điều kiện định cư tại Mỹ dành cho người có kỹ năng
Trong các lĩnh vực nhất định, nếu nhu cầu lao động thiếu thì cho phép nhập cư đối với những người có kỹ năng trong các ngành nghề này. Đây không phải là dạng cấp visa tạm thời cho người lao động (hình thức xuất khẩu lao động), đây là trường hợp nhập cự, định cư dài hạn và có thể nhập quốc tịch sau một khoảng thời gian nhất định và cho phép vợ chồng, con cái cùng sang.
Đối với doanh nhân thì điều kiện định cư hay nhập cư tại Mỹ như thế nào?
Trường hợp những người đã từng có kinh nghiệm kinh doanh, quản lý, sở hữu mức tài sản ở mức tối thiểu nào đó mong muốn mở công ty tại Mỹ thì tiêu chuẩn về kinh nghiệm cũng không đơn giản gồm: chức vụ, số năm kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp phải đạt chuẩn nhất định.
Bên cạnh đó họ còn phải có đề án kinh doanh và sẽ bị kiểm tra hiệu quả việc điều hành kinh doanh khi sang định cư tại Mỹ như: số việc làm tạo ra, đóng thuế và lợi nhuận. Dựa vào những yếu tố đó việc định cư mới được lâu dài và cho phép nhập quốc tịch sau này.
Định cư tại Mỹ theo diện đầu tư
Đây được xem là cách nhanh nhất để các cá nhân cùng gia đình trở thành công dân Hoa Kỳ, chỉ với 3 điều kiện sau:
– Thành lập hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp tại Mỹ
– Vốn đầu tư tối thiếu là 500,000 USD với một doanh nghiệp trong vùng ưu đãi hoặc 1,000,000 USD đối với doanh nghiệp ngoài vùng ưu đãi.
– Phải có ít nhất 10 nhân viên làm việc trong doanh nghiệp này, là công dân hoặc thường trú nhân Mỹ, làm việc toàn thời gian.
Theo chương trình này, chỉ mất tối đa 2 năm bạn cùng gia đình (con dưới 21 tuổi) sẽ có thẻ xanh Mỹ và cơ hội có thẻ xanh vĩnh viễn trong tương lai gần.

Điều kiện định cư tại Mỹ khi di trú
Trường hợp cuối cùng là các cá nhân muốn định cư tại Mỹ theo diện di trú thông qua các thành viên gia đình đủ điều kiện, lời mời làm việc, các nhà tuyển dụng hoặc theo mục đích đặc biệt sẽ được phân loại theo từng hạng mục dựa trên hệ thống ưu tiên. Tuy nhiên luật di trú rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý để có thể vào Hoa Kỳ.

Du lịch Mỹ nên mang theo bao nhiêu tiền

Tags
Ngày nay với các chính sách mở cửa giữa các nước thì việc du lịch nước ngoài đặc biệt là Châu Âu đã trờ nên rất phổ biến với mọi người. Trong đó Mỹ được xếp vào một trong những điểm đến tuyệt vời nhất đối với bất cứ ai, tuy nhiên có một sự thật là chi phí để khám phá thiên đường giải trí Mỹ là khá đắt đỏ.

Chính vì vậy đây cũng là vấn đề được mọi người quan tâm tìm hiểu nhiều nhất khi mọi người đang muốn có một chuyến đi đáng nhớ. Dưới đây là bài viết chia sẻ cho bạn những thông tin để trả lời thắc mắc đi du lịch Mỹ cần bao nhiêu tiền và những quy định quan trọng.!
1. Chi phí du lịch Mỹ là bao nhiêu?
Đi du lịch Mỹ hết bao nhiêu tiền phụ thuộc rất lớn vào công ty du lịch, thời điểm và tour mà bạn chọn. Hầu hết một chuyến đi theo tour thông thường sẽ kéo dài khoảng 5 ngày 4 đêm cho chuyến tham quan từng thành phố cụ thể đến 11 ngày 10 đêm với chuyến tham quan liên tuyến bờ đông, bờ tây và mức giá tham khảo dao động trong khoảng 40 triệu đến 90 triệu cho mỗi người.
Tuy nhiên nếu có điều kiện tài chính bạn hoàn toàn có thể kéo dài chuyến đi và giá sẽ phụ thuộc vào từng dịch vụ của công ty bạn đang sử dụng hoặc bạn sẽ tự túc khoản chi phí đó. Tất nhiên mức giá sẽ rẻ hơn nếu bạn đăng ký chuyến đi cho cả đoàn người thân, gia đình hay bạn bè và đồng nghiệp.
Lưu ý:
– Khi tìm hiểu vấn đề đi du lịch Mỹ cần bao nhiêu tiền, bạn nên chú ý bởi vì hầu hết giá tại cái công ty du lịch sẽ không bao gồm các chi phí cá nhân như mua quà cá nhân, hành lý quá quy định, tiền tips cho HDV, lái xe hay giá cước điện thoại.
– Dành cho những tình huống phát sinh xảy ra trong suốt chuyến đi, bạn hãy mang theo một số tiền riêng để dự phòng. Nhưng không nên mang quá nhiều vì điều đó có thể khiến bạn bị giữ lại sân bay. Khách du lịch Mỹ được quy định rõ ràng về số tiền được phép mang theo khi vào Mỹ và có những quy tắc riêng.
2. Khách du lịch được phép mang bao nhiêu tiền sang Mỹ?
Trước đây nếu như bạn mang theo một số ngoại tệ lớn hơn 3.000 USD tiền mặt hoặc ngoài tệ tương đương khi xuất cảnh, bạn cần có sự cho phép từ Ngân hàng nhà nước và phải mất khoảng 3 ngày đến 1 tuần để được chấp thuận. Tuy nhiên theo các quy định mới thì bạn có thể chuyển tiền ra nước ngoài dễ dàng hơn để phục vụ nhu cầu du học, du lịch, chữa bệnh hay thăm thân nhân.
Theo quyết định 337/1998/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì hạn mức cần khai báo với hải quan cửa khẩu khi xuất nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt là 7.000 USD và 15 triệu đối với đồng Việt Nam.
Trên thực tế khi du lịch Mỹ bạn muốn mang bao nhiêu tiền cũng không vấn đề gì chỉ cần bắt buộc khai báo với người quản lý tại sân bay nếu như số tiền đó lớn hơn $10,000. Bạn sẽ không bị giữ lại số tiền này chỉ cần bạn khai báo rõ ràng mục đích thống kê, trường hợp không khai báo bạn sẽ bị tịch thu số tiền đó thậm chí bị giam giữ. Quy trình khai báo rất đơn giản, bạn chỉ cần điền vào mẫu đơn 105 “Report of International Transportation of Currency or Nonetary Instruments” do nhân viên quan thuế cung cấp.

Du học sinh có thể định cư New Zealand không

Tags
 Hiện nay, New Zealand đang dần dần là sự lựa chọn của nhiều du học sinh vì New Zealand có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, môi trường học tập yên bình, chi phí du học hợp lý. 70% dân số của New Zealand hiện nay là người gốc Âu nên New Zealand thừa hưởng một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Anh Quốc.
 Học gì để có thể định cư tại New Zealand?
New Zealand có:
- 8 trường đại học công lập;
- Hơn 40 trường cao đẳng công lập và tư thục;
- 2.500 trường phổ thông công lập
Các trường đại học công lập New Zealand đều nằm trong Top 500 trường hàng đầu thế giới và có mức học phí trung bình từ NZ$16,000- 28,000/ năm học. Chương trình cử nhân kéo dài 3-4 năm, thạc sỹ 1-2 năm và tiến sỹ 3-5 năm. Có 2 kỳ nhập học chính trong năm là tháng 2 và tháng 7.
Mức học phí trung bình của các trường cao đẳng New Zealand từ NZ$13,000- 16,000/ năm học, chương trình kép dài 1,5- 2 năm, cấp bằng cao đẳng hoặc cao đẳng nâng cao, sau đó học sinh có thế đi làm hoặc học tiếp 1,5- 2 năm để lấy bằng cử nhân. Vì các chương trình này có học phí thấp, nhiều cơ hội việc làm và yêu cầu đầu vào không cao nên được khá nhiều sinh viên lựa chọn.
Theo học một số chuyên ngành, sinh viên còn được tham gia các kỳ thực tập được hưởng lương tạo thêm thu nhập và cơ hội việc làm tại New Zealand. Ví dụ, học ngành Quản trị khách sạn du lịch tại các trường:
- Pacific International Hotel Management School (PIHMS);
- Queenstown Resort College (QRC);
- Học viện Le Cordon Bleu;
- Học viện AIS St. Helens;
- Đại học Lincoln;
- Đại học Công nghệ Auckland.
Sinh viên được thực tập hưởng lương từ 3- 6 tháng (tùy từng trường) và mức lương tối thiểu tại NZ là 14,5 NZD/giờ, 35 giờ một tuần. Sinh viên có thể làm thêm giờ và được trả thêm lương, hầu hết sinh viên đều làm thêm giờ.
Những ngành nghề khát nhân sự thu hút định cư tại New Zealand 
Theo thông tin từ Bộ di trú New Zealand thì ngành Khách sạn – Du lịch nằm trong cả Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề khẩn cấp (Immediate Skill Shortage List) và Danh sách các ngành thiếu hụt tay nghề về lâu dài (Long Term Skill Shortage List) nên cơ hội định cư đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này là rất cao. Ngoài ra, còn rất nhiều ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau nằm trong 2 danh sách này như:
- Xây dựng và Cơ sở hạ tầng: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí …;
- Kinh doanh/ Tài chính: Kế toán, kiểm toán;
- Nông nghiệp, lâm nghiệp;
- Dầu khí;
- Công nghệ: Kỹ sư phần mềm, Phát triển web, Thiết kế, ICT…;
- Y/ Dược: Bác sỹ phẫu thuật, Nha sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa, Kỹ thuật viên gây mê, Tâm lý học lâm sàng, Công nghệ sinh học,…
- Công tác xã hội.
Thang điểm định cư New Zealand đối với du học sinh
Thành tích, năng lực, trình độ
- 40 điểm: Nhận được level 4-6 ( thương mại…)
- 50 điểm: Nhận được level 7- 8 ( bằng cử nhân, bằng cử nhân danh dự…)
- 60 điểm: Nhận được level 9 – 10 (thạc sỹ, tiến sĩ…)
Điểm thưởng cho thành tích và năng lực:
- 10 điểm: 2 năm học tập toàn thời gian tại new Zealand và hoàn thành bằng cử nhân tại New Zealand
- 10 điểm: 1 năm học tập toàn thời gian tại New Zealand và hoàn thành chương trình sau đại học
- 15 điểm: 2 năm học toàn thời gian tại  New Zealand hoàn thành chương trình sau đại học
- 10 điểm: thành tích, học tập tại khu vực phát triển không cố địn

Thủ tục du học Pháp

Tags
Du học Pháp là mơ ước của rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam. Bởi lẽ đây là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới có nền giáo dục chất lượng cao, tiên tiến cùng với những chính sách ưu tiên dành cho sinh viên quốc tế từ chính phủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cần thiết về thủ tục du học Pháp.
Thủ tục đối với du học sinh có người bảo lãnh tại Pháp
Thông thường, các thủ tục này là đối với những học sinh phổ thông chưa đủ 18 tuổi. Các giấy tờ liên quan phải được chuẩn bị đầy đủ và nộp trước khai giảng, trước ngày nhập học tối đa 03 tháng. Trong đó giấy tờ cần lưu ý là:
Tờ xin thị thực dài hạn (01 bản);
Ảnh mới nhất của bản thân (01 ảnh);
Hộ chiếu còn giá trị tối thiểu 15 tháng sau khi hết hạn thị thực (bản chánh và bản sao);
Hộ khẩu gia đình (bản chính và bảo dịch công chứng);
Giấy ủy quyền của bố mẹ (gồm bản chính và 02 bản copy) do người bảo lãnh ở Pháp tiếp đón trẻ làm theo mẫu có sẵn.
Giấy tờ chứng minh học lực tại việt Nam của trẻ (01 bản dịch công chứng tiếng Pháp);
Chứng chỉ học trình mới nhất đã theo học;
Học bạ năm cuối trước khi đi du học;
Giấy chứng nhận ghi danh vào một trường học tại Pháp mà trẻ mong muốn theo học;
Giấy chứng nhận của người bảo lãnh gồm: chứng từ cư trú tại Pháp của người bảo lãnh, chứng từ thu nhập và chứng minh thư của người bảo lãnh.
Thủ tục đối với du học sinh không có người bảo lãnh
Thủ tục này thường dành cho các em học sinh đã tốt nghiệp lớp 12, có mong muốn du học chuyên ngành tại các trường đại học.
Đối với những đối tượng không có học bổng, ngoài những giấy tờ cần thiết, các em phải chứng minh được tài chính tại ngân hàng. Mỗi năm cần chứng minh tại ngân hàng các em có 7.380 Euro. Đây là số tiền dùng để đóng học phí và chi phí ăn mặc cho sinh viên trong vòng 1 năm du học tại Pháp.
Đối với sinh viên có học bổng, các em phải chứng minh được khả năng của mình về ngoại ngữ và kiến thức. Ngoài ra các em cũng phải chuẩn bị các thủ tục để xin visa xuất nhập cảnh.
Một số lưu ý khi xin visa du học Pháp
Trước khi nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán Pháp, người xin visa du học dài hạn cần liên hệ với Campus France để kiểm tra xem dự định du học Pháp của mình có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục Campus France không. Nếu đúng, cần thực hiện thủ tục Campus France trước khi xin visa. Hồ sơ xin visa du học chưa trình trước cho Campus France sẽ không được Phòng Thị Thực Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán Pháp xem xét.
Thông tin chung về visa du học Pháp dài hạn
Visa dài hạn du học Pháp là visa dài hạncó giá trị như thẻ lưu trú (VLS-TS). Ngay khi đặt chân đến Pháp, công dân nước ngoài có visa VLS-TS phải gửi đến OFII (Office français de l’immigration et de l’intégration) mẫu đơn đã điền đầy đủ thông tin, mà Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán Pháp đã trao, cùng với bản sao tất cả các trang của hộ chiếu. Sau đó đến trình diện tại Direction territoriale de l’OFII, theo lệnh yêu cầu trình diện của cơ quan này. Sau khi người mang visa VLS-TS đến trình diện và đóng thuế, OFII sẽ đóng dấu lên hộ chiếu. Chỉ khi hoàn thành các thủ tục này trong vòng 3 tháng kể từ ngày đến Pháp, OFII mới chính thức cho phép lưu trú tại Pháp.
Nếu có ý định kéo dài việc lưu trú của mình tại Pháp sau khi thị thực dài hạn hết hiệu lực, người mang thị thực VLS-TS phải xin cấp thẻ lưu trú tại Préfecture nơi mình sinh sống, trước khi visa VLS-TS hết hạn.


Làm thêm khi du học Mỹ cần lưu ý gì

Tags
Làm thêm khi đi du học là một điều rất đỗi bình thường và quen thuộc đối với các bạn đi du học Mỹ nói riêng và các nước khác nói chung. Ngoài những quy định và thủ tục cần thiết cho chính sách visa mà du học sinh Mỹ nào cũng phải tìm hiểu, bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về không kém quan trọng nhưng lại ít được du học sinh lưu tâm hơn khi đi làm. 
1, Du học sinh đi làm trên đất Mỹ không thể thiếu Số An Sinh Xã Hội (SSN)
Một mẫu của Số An Sinh Xã Hội
SSN là mã số quan trọng nhất của dân Mỹ, nó được dùng cho tất cả các việc: từ đóng thuế, lấy vợ, xin hộ chiếu, mở tài khoản, làm thẻ lái xe, đi khám bệnh. Nói đơn giản, trên giấy tờ, SSN của bạn chính là bạn.
Vậy nên bạn hãy xin mã số SSN ngay khi bạn sống trên đất Mỹ được ít nhất 10 ngày, hãy nhớ trước khi đi thì báo cáo cho trường. Bạn sẽ có thẻ An Sinh Xã Hội khoảng hai tuần sau khi Sở An Sinh Xã Hội nhận được đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
Sinh viên có thể tới văn phòng quản lí Số An Sinh Xã Hội (Social Security Administration) để xin Số An Sinh Xã Hội (SSN). Nhân viên định vị Văn phòng An Sinh Xã Hội (Social Security Office Locator) sẽ giúp đỡ tìm kiếm văn phòng gần nhất.
2,  Du học sinh Mỹ có quyền lợi gì khi đi làm?
Luật pháp Mỹ cấm người thuê lao động phân biệt đối xử với người lao động có nhu cầu làm việc vì giới tính, chủng tộc, đất nước hay nguồn gốc, màu da, tôn giáo hay khuyết tật.
Người lao động có quyền để được đối đãi và trả lương công bằng. Du học sinh nên đảm bảo họ được trả ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của Liên bang, hiện tại là 7.25 đô la/giờ (tương đương hơn 160000 việt nam đồng/giờ). Nếu lương tối thiểu ở bang mà họ làm việc cao hơn, họ cần được trả một lượng lớn hơn. Người thuê lao động có trách nhiệm đảm bảo nơi làm việc được an toàn và lành mạnh.
Một vài dạng quyền lợi của người lao động như là lương tối thiểu, làm quá giờ, nghỉ làm theo Đạo luật Y tế và Gia đình (Family Medical Leave Act-bảo vệ quyền lợi của người lao động khi họ nghỉ làm với lí do y tế hoặc gia đình), thất nghiệp, bồi thường cho người lao động mất sức được ban hành bởi luật pháp Mỹ.
Những dạng quyền lợi khác, như là hỗ trợ rủi ro, nghỉ thai sản, lương ngày lễ không được ban hành bởi luật pháp Mỹ. Chúng được cung cấp phụ thuộc vào người sử dụng lao động và khác nhau đối với từng công việc.
3,  Du học sinh Mỹ có phải trả thuế thu nhập cho chính phủ Mỹ?
Người sử dụng lao động của du học sinh sẽ khấu trừ tiền từ quỹ lương của họ cho thuế thu nhập, an sinh xã hội và thuế Y tế. Điều này là hợp pháp và được làm bởi tất cả người sử dụng lao động.
Du học sinh có thu nhập ở Mỹ phải nộp một khoản thuế cho Dịch vụ Lợi nhuận Nội bộ (Internal Revenue Service) trước ngày 15 tháng tư của năm tiếp theo. Du học sinh có thu nhập ở Mỹ phải nộp một khoản thuế cho chính phủ

4,  Một vài lưu ý cho du học sinh Mỹ để phòng tránh rủi ro khi đi làm
Không làm việc cho bất cứ người thuê lao động nào mà không ký hợp đồng. Không có bằng chứng cho công việc, quyền lợi của họ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng nếu bất cứ điều gì không hợp lệ xảy ra.
Luôn luôn hỏi về bản kê lương gốc (bản ghi giờ làm việc cũng như thuế khấu trừ và lương ròng) và giữ chúng cùng nhau ở nơi an toàn.Kiểm tra bảng kê lương gốc của bạn để đảm bảo rằng người sử dụng lao động khấu trừ những loại thuế cần thiết trước khi trả lương cho bạn. Không khấu trừ thuế là bất hợp pháp.

Định cư tại Mỹ được mang theo bao nhiêu tiền

Tags
Quy định về việc mang tiền khi định cư Mỹ
Trên thực tế có rất ít người biết rằng việc chuyển tiền vào Mỹ không hề bị cấm bởi một quốc gia sở tại, vấn đề là các cá nhân được phép mang theo bao nhiêu tiền khi vào định cư tại Mỹ.
Theo quy định của pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và Nghị định của chính phủ số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định các chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối: “Công dân Việt Nam được mua, chuyển và mang ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các tổ chức tín dụng phục vụ cho các mục đích dưới đây:
– Học tập, chữa bệnh tại nước ngoài
– Đi công tác, đi du lịch, thăm viếng ở nước ngoài
– Trả các loại phí và lệ phí cho nước ngoài
– Trợ cấp cho thân nhân đang định cư ở nước ngoài
– Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế tại nước ngoài
– Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài
– Chuyển tiền với các mục đích một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.”
Vậy định cư tại Mỹ được mang theo bao nhiêu tiền? Theo luật thì mỗi công dân Việt Nam được phép chuyển và mang tối đa không quá 10.000 USD mỗi năm cho một người xuất cảnh định cư hoặc 20% số tiền cho một người xuất cảnh nếu như số tiền tổng được chuyển và mang đilớn hơn 50.000 USD. Đối với trường hợp bạn xin chuyển hay mang đi trên 50.000 USD các công dân Việt Nam cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền xin chuyển phục vụ mục đích định cư.
Định cư tại Mỹ được mang theo bao nhiêu tiền?
Số tiền còn lại (tính theo đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) công dân Việt Nam được gửi vào ngân hàng sẽ được phép chuyển dần gồm lãi suất và lãi phát sinh cho các năm tiếp theo, thực hiện theo phương thức Lệnh chuyển tiền định kỳ được thoả thuận giữa ngân hàng được phép và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ, tuy nhiên mỗi năm không quá mức quy định trên.
Nếu như bạn gửi vào ngân hàng được phép tính theo đồng Việt Nam, bạn sẽ được mua ngoại tệ theo thoả thuận giữa ngân hàng được phép và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ trong Lệnh chuyển tiền định kỳ. Bên cạnh đó bạn còn có thể mang theo vàng khi định cư tại Mỹ.
Nếu như bạn và gia đình mang vàng theo chứ không phải là tiền thì không cần phải thắc mắc vấn đề định cư tại Mỹ được mang theo bao nhiêu tiền nữa. Theo các quy định, bạn có thể mang theo từ 300 gram vàng trở lên và cần khai báo với các cơ quan hải quan, trường hợp mang từ 1 kg trở lên thì phải có giấy phép do Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, TP trực thuộc TW cấp.
Khi xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới và giấy thông hành xuất nhập khẩu chứng minh thư biên giới không được mang vàng nguyên liệu, vàng miếng và chỉ được mang theo vàng trang sức mỹ nghệ đeo trên người. Nếu như tổng khối lượng 300 gr trở lên phải khai báo với hải quan.

Chuẩn bị hồ sơ mang tiền, ngoại tệ khi định cư Mỹ
Để có thể mang theo tiền, vàng hay ngoại tệ khi xuất cảnh định cư, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ
– Bản sao văn bản từ cơ quan thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư kèm theo bản dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc các giấy tờ chứng minh công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài
– Bản sao hộ chiếu của người xuất cảnh định cư
Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ giải đáp được thắc mắc định cư tại Mỹ được mang theo bao nhiêu tiền của mình cũng như các thủ tục liên quan đến vấn đề đó. Trường hợp có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn. Chúc bạn thành công!
Chia sẻ: