Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Mỹ gây khó visa Mỹ cho lao động nước ngoài, Canada ra sức lôi kéo thu hút định cư

Tags


Theo CNBC, việc kiềm chế chính sách cấp thị thực lao động cho người nước ngoài visa Mỹ H-1B nằm trong chương trình “American First” của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã làm tổn thương đến ngành công nghệ thông tin khổng lồ vốn tạo thành nền tảng kinh tế vững chắc cho Ấn Độ. Các công ty công nghệ lớn của Ấn Độ như Infosys, Cognizant và Tech Mahindra gần đây đã công bố số nhân sự dư thừa trong năm nay, trong đó Infosys tuyên bố kế hoạch sẽ sa thải khoảng 1.000 nhân viên cấp cao dựa trên đánh giá về hiệu suất. Một báo cáo mới của McKinsey India cũng dự đoán có ít nhất 200.000 kỹ sư phần mềm ở quốc gia Nam Á này sẽ mất việc mỗi năm trong vòng ba năm tới. Trong nhiều thập niên qua, ngành công nghệ Canada đã phải chứng kiến sự thiếu hụt lao động lành nghề khi nhiều tài năng của đất nước di chuyển về quốc gia láng giềng ở phía nam, nơi có những tên tuổi lớn đầy thu hút và mức thu nhập hấp dẫn. Nhưng tình thế dường như đã thay đổi khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra.

Mỹ siết chặt visa Mỹ H-1B gây khó khăn cho lao động nước ngoài

USCIS cho rằng những thay đổi mới này nhằm đưa ra các biện pháp để chống lại sự “lừa đảo và lạm dụng” trong quá trình xin thị thực lao động. Đồng thời cơ quan này cũng tuyên bố sẽ tăng cường các bài đánh giá của họ đối với nhà tuyển dụng sử dụng visa Mỹ H-1B để thuê lao động nước ngoài vì “có quá nhiều công dân Mỹ có trình độ, sẵn sàng và xứng đáng để làm việc nhưng đã bị bỏ rơi”.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng cảnh báo nhà tuyển dụng nộp đơn xin cấp thị thực không được phân biệt đối xử với lao động Mỹ.

“Người lao động Mỹ không nên bị đặt vào vị trí bất lợi ngay trên đất nước mình. Chính quyền mới cam kết sẽ hết lòng điều tra, truy tố một cách nghiêm khắc những người sử dụng lao động nước ngoài và bỏ qua người lao động Mỹ có trình độ”, Tom Wheeler, người đứng đầu bộ phận quyền công dân của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Việc kiềm chế visa Mỹ H-1B đã làm tổn thương đến ngành công nghệ thông tin 

Được biết đây không phải là lần đầu tiên Mỹ muốn điều chỉnh chương trình visa Mỹ H-1B. Tháng trước USCIS đã đình chỉ một hệ thống đẩy nhanh xử lý xin thị thực cho người lao động nước ngoài có khả năng trả thêm tiền. Đồng thời, trong suốt quá trình vận động tranh cử, Tổng thống Trump đã đưa ra lời hứa cải tổ hệ thống nhập cư, kêu gọi các công ty trong nước thuê thêm người Mỹ thay vì đưa lao động nước ngoài đến làm việc với mức thu nhập thấp hơn, hoặc thuê gia công tại các nước có mức lao động rẻ hơn. Tuy nhiên, lần tiếp cận này lại cho thấy một sắc thái khác, mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn từ phía Nhà Trắng.

Theo Japan Times, động thái này được đánh giá là dấu hiệu mới nhất cho thấy không chỉ lao động nước ngoài mà ngay cả người nhập cư hợp pháp cũng sẽ bị xem xét kỹ lưỡng dưới thời Tổng thống Trump.Chương trình visa H-1B mở cửa cho nhiều ngành nghề, bao gồm kiến trúc sư, giáo sư và thậm chí cả người mẫu thời trang. Nhưng các công ty phải khẳng định được rằng các công việc mà họ muốn thuê người đòi hỏi kỹ năng đặc biệt mà một công dân Mỹ không thể đáp ứng được. Nhưng các nhà phê bình nói rằng hệ thống visa H-1B đã bị thả lỏng khi cho phép người lao động nước ngoài chỉ có kỹ năng ở mức tối thiểu đến làm việc tại xứ cờ hoa, mặc cho quy định thị thực này chỉ dành cho lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.

Công ty công nghệ và gia công phần mềm hiện bị ảnh hưởng nặng nhất từ những thay đổi trong việc xin visa H-1B. Theo phân tích của Bloomberg, các nhà tuyển dụng Mỹ đã xin visa H-1B cho hơn 13.000 lập trình viên máy tính vào năm 2016.

Các hướng dẫn mới được công bố vào hôm 31.3 đã yêu cầu đơn vị tuyển dụng xin visa H-1B bổ sung thông tin chứng minh công việc đang cần tuyển người thật sự phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời cơ quan chức năng cho biết sẽ có sự giám sát lập trình viên đang làm những công việc đơn giản nhất.

Các công ty công nghệ lớn của Mỹ đã từ chối bình luận đối với quy định mới


Các công ty công nghệ lớn của Mỹ bao gồm Microsoft, Facebook, Alphabet, Cognizant, Wipro và Accenture đã từ chối bình luận đối với quy định mới. Trong khi Tata Counsulting Services cho biết họ đã giảm sử dụng visa Mỹ H-1B cho lao động nước ngoài và tạo thêm nhiều công việc về công nghệ thông tin cho người Mỹ.

Canada tìm cách 'lôi kéo' nhân tài Mỹ làm việc và định cư Canada

Ryan Holmes, người sáng lập Hootsuite, một nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội có trụ sở tại Vancouver (Canada), đã nghe từ các ứng viên tiềm năng và một số người sáng lập các công ty ở Mỹ nói rằng họ muốn chuyển đến Canada để tránh những rắc rối từ chính quyền mới. “Đây có phải là sự đảo ngược của cộng đồng tài năng mà Canada đã từng nhìn thấy trong lịch sử không và đây có phải là điểm bắt đầu của quá trình chảy máu chất xám của Mỹ hay không”, ông Holmes đặt vấn đề.
Theo The New York Times, những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc áp đặt lệnh cấm đến Mỹ đối với một số quốc gia Hồi giáo cũng như thắt chặt cung cấp visa Mỹ H-1B cho người lao động nước ngoài, đã tạo động lực cho các công ty và tổ chức công nghệ của Canada tung ra các chiến dịch tuyển dụng quyết đoán. “Nếu bạn biết rằng thực tế có tới 43% các nhà sáng lập tại Thung lũng Silicon không phải là người Mỹ bản xứ, bạn sẽ nhận ra quyết định hạn chế thị thực lao động của Mỹ đã làm rung chuyển giới công nghệ cao ra sao và đây cũng là cơ hội lớn như thế nào đối với Canada”, Michael Tippett, nhà đồng sáng lập True North ở Vancouver, cho biết.

Đã có rất nhiều người lao động và công ty ở Mỹ bày tỏ sự quan tâm đến Canada 


Cho đến nay, đã có rất nhiều người lao động và công ty ở Mỹ bày tỏ sự quan tâm đến Canada như là một sự thay thế ổn định cho tình hình bất ổn của chính quyền tổng thống mới. “Tôi nghĩ các công ty, đặc biệt là công ty công nghệ, đang mất dần tự tin vào sự ổn định tại Mỹ và họ tìm đến Canada như một nơi trú ẩn mới. Ngành công nghệ Canada đang nóng hơn và thú vị hơn bao giờ hết. Canada luôn hoan nghênh sự đa dạng, khuyến khích tinh thần kinh doanh cũng như rất quan tâm tới định hướng khoa học, công nghệ”, Heather Galt, người điều hành Go North Canada, nói.

Các doanh nghiệp công nghệ nội địa nặng ký như Shopify, Kik và Hootsuite cũng đã góp phần thúc đẩy ngành này trở thành một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất của Canada, với hơn 200.000 việc làm được kỳ vọng sẽ xuất hiện trên cả nước từ nay đến năm 2020. Montreal đã được công nhận là trung tâm đào tạo chuyên sâu. Không những thế thành phố này còn được Vector Institute lên kế hoạch để xây dựng thành hạt nhân toàn cầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Có khoảng hơn ba triệu người tuyển dụng và “thật ngạc nhiên khi có không ít trong số đó là từ Mỹ



Ryan Gibson thuộc tổ chức Invest Ottawa cho biết có khoảng hơn ba triệu người đã tham gia vào các quảng cáo tuyển dụng và “thật ngạc nhiên khi có không ít trong số đó là từ Mỹ”. Tổ chức này đang mở rộng tìm kiếm sang cả Ấn Độ và Anh để có thêm tân binh đến Ottawa làm việc trong những tháng tới.


EmoticonEmoticon